Tổ chức sát thủ đặc biệt thời nhà Thanh sở hữu vũ khí rợn người

Tổ chức này được "chống lưng" bởi một nhân vật có quyền lực bậc nhất triều đình.

Tổ chức sát thủ đặc biệt thời nhà Thanh

Sau sự kiện "cửu tử đoạt đích" lưu truyền ngàn đời, Dận Chân lên ngôi và dùng niên hiệu Ung Chính trong suốt thời gian ông trị vì. Ung Chính, vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh, dù chỉ trị vì trong 13 năm từ 1722 đến 1735, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nhờ sự siêng năng, cần kiệm, chống tham nhũng, nhưng cũng không kém phần hà khắc và độc đoán.

Ít ai biết rằng, trước khi lên ngôi, Ung Chính đã được sự hỗ trợ của một tổ chức sát thủ đặc biệt ra đời dưới "vỏ bọc" là đội thị vệ của nhà vua. Đó chính là Niêm Can thị vệ. Tổ chức sát thủ Niêm Can thị vệ trong thời kỳ nhà Thanh có vai trò và ảnh hưởng như thế nào trong lịch sử Trung Quốc, đặc biệt dưới thời vua Ung Chính, là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

To chuc sat thu dac biet thoi nha Thanh so huu vu khi ron nguoi

Sự kiện “Cửu tử đoạt đích” là cuộc tranh giành ngôi vị tàn khốc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Theo Qulishi, Niêm Can thị vệ đóng vai trò tương tự như Cẩm Y Vệ hay Đông Xưởng, Tây Xưởng thời nhà Minh. Ban đầu, tổ chức này đơn thuần là đội thị vệ có nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ những thú vui của chủ nhân. Tuy nhiên, thực chất, họ còn là một tổ chức tình báo và những sát thủ tài giỏi. Thông tin mà Niêm Can thị vệ thu thập được đã giúp Ung Chính hiểu rõ các phe phái trong triều và từ đó chọn lựa đúng người làm đồng minh.

Sau khi đăng cơ, tổ chức này được chính thức thành lập dưới quyền lực của Nội vụ phủ và mang tên là Niêm Can xứ. Tương truyền rằng Ung Chính khi còn trẻ thích trồng nhiều cây cối trong vương phủ. Vì vậy mỗi khi tới mùa hè ông thường bị tiếng ve kêu làm phiền. Khi đó, nhiệm vụ của những người trong Niêm Can Xứ chính là dùng gậy dính để bắt những con ve sầu trên cây. Đôi khi, công việc của họ là bắt chuồn chuồn, chuẩn bị mồi câu cho Ung Thân vương. Cái tên "Niêm Can Xứ" cũng có nguồn gốc từ đó.

Theo Sohu, các tài liệu lịch sử nhà Thanh ghi chép rất ít về Niêm Can xứ, nguyên nhân là do tính chất bí mật trong hoạt động của tổ chức này.

To chuc sat thu dac biet thoi nha Thanh so huu vu khi ron nguoi-Hinh-2

Niêm Can xứ không chỉ đơn thuần là thị vệ, họ còn là một tổ chức tình báo và những sát thủ tài giỏi. (Ảnh: Sohu).

Mặc dù bên ngoài họ vẫn là những người chăm lo cho cuộc sống thường ngày của Ung Chính, nhưng họ không chỉ có nhiệm vụ giám sát và điều tra quan lại, mà còn báo cáo trực tiếp cho vua và thậm chí thực hiện các mệnh lệnh ám sát theo chỉ thị của hoàng đế. Mọi thông tin liên quan đến tổ chức này đều được giữ bí mật, và hành động của họ luôn khiến người dân lẫn quan lại phải e sợ.

Trong cuốn "Diêm bộc tạp ký", Triệu Dực (1727 – 1812), sử gia thời Thanh, ghi lại một câu chuyện về Niêm Can xứ như sau: "Thời Ung Chính có viên quan tên Vương Vân Cẩm. Dịp Tết Nguyên đán, ông ta mời bạn bè tới nhà chơi đánh bạc. Trong khi chơi, một con bài (loại bài bằng thẻ gỗ) rơi ở đâu không rõ.

Hôm sau thiết triều, Vương Vân Cẩm bị Ung Chính giữ lại và hỏi hôm qua đã làm gì ở nhà. Vương Vân Cẩm là người thật thà, liền bẩm báo rằng mình chơi bạc ở nhà cùng bạn bè.

Ung Chính hài lòng, khen ông là người thành thực. Nói xong, Ung Chính trả cho Vương Vân Cẩm đúng con bài mà hôm qua ông ta tìm không thấy."

Vũ khí đáng sợ của Niêm Can xứ

Trong Niêm Can xứ, có một nhánh nhỏ được biết đến với tên gọi Huyết Trích Tử, chuyên thực hiện các nhiệm vụ ám sát. Huyết Trích Tử không chỉ là tên của nhánh nhỏ này mà còn là tên của loại vũ khí họ sử dụng, được làm từ sắt và có hình dạng giống như chiếc lồng chim hoặc chuông, với các lưỡi cưa bên ngoài. Nó có thể phóng đến khoảng 100 mét và khi nạn nhân bị trùm kín đầu bởi vũ khí này, sát thủ chỉ cần giật dây để các lưỡi dao bên trong cắt lìa đầu nạn nhân.

To chuc sat thu dac biet thoi nha Thanh so huu vu khi ron nguoi-Hinh-3

Trong Niêm Can xứ, có một nhánh nhỏ được biết đến với tên gọi Huyết Trích Tử. (Ảnh: sohu).

Ngoài ra, còn có tin đồn về Huyết Trích Tử là loại độc dược được pha chế từ nhiều loại độc khác nhau và nọc rắn, gây ra hiện tượng mưng mủ toàn thân và chết trong đau đớn.

Dưới thời Ung Chính, Niêm Can xứ hoạt động mạnh mẽ nhất, nhưng đến thời Càn Long, tổ chức này dần mất đi sự ưu ái do hoàng đế dung túng cho quan lại tham nhũng. Và cuối cùng, vào thời Gia Khánh, vì để dẹp yên lòng dân, chỉnh đốn triều cương, ông đã diệt trừ tham quan Hòa Thân ngay trong khoảng thời gian cử hành đại tang cho Càn Long, đồng thời cũng thanh trừng cả tổ chức Niêm Can xứ.

To chuc sat thu dac biet thoi nha Thanh so huu vu khi ron nguoi-Hinh-4

To chuc sat thu dac biet thoi nha Thanh so huu vu khi ron nguoi-Hinh-5

Huyết Trích Tử là tên một loại vũ khí có thể phóng đến khoảng 100 mét và khi nạn nhân bị trùm kín đầu bởi vũ khí này, sát thủ chỉ cần giật dây để các lưỡi dao bên trong cắt lìa đầu nạn nhân. (Ảnh: Sohu).

Những thị vệ thuộc Niêm Can Xứ dù không bị giết sau những vụ thanh trừng thì cũng không còn được trọng dụng. Cơ quan đặc vụ khét tiếng từ thời Ung Chính này cũng vì vậy mà biến mất khỏi lịch sử.

Câu chuyện về tổ chức Niêm Can thị vệ là một phần nhỏ trong lịch sử phong phú của nhà Thanh, nhưng lại là minh chứng cho những âm mưu và sự tàn nhẫn của quyền lực tối cao trong việc bảo vệ và củng cố vị thế của mình trên ngai vàng.

Gái lầu xanh thời nhà Thanh trông thế nào, ảnh thật lật đổ 3 điểm

Môi trường sống và sự tự do của phụ nữ nhà thổ thời xưa quả thực bị hạn chế về nhiều mặt. Họ thường sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, hoặc buộc phải đi theo con đường này do những biến cố trong gia đình.

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc cổ xưa, địa vị của người phụ nữ tương đối thấp, họ thường xuyên bị gia đình và xã hội gây áp lực, không được tự do quyết định vận mệnh của mình.

Con gái hoàng đế nhà Thanh gọi là gì?

Những bộ phim truyền hình làm về triều đại nhà Thanh đã khiến công chúng có sự nhầm lẫn lớn: con gái hoàng đế gọi là "cách cách".

Trước triều đại nhà Thanh, con gái của các hoàng đế Trung Hoa đều được gọi là "công chúa". Nhưng khi tới triều Thanh, họ có thêm một cách gọi khác là "cách cách". Tại sao lại có sự khác biệt này?

Mặc dù triều Thanh do người Mãn Châu cai trị nhưng họ vẫn tiếp tục nhiều truyền thống của người Hán để quản lý và thống nhất đất nước. Việc không áp đặt lên người Hán đã giúp nhà Thanh tồn tại hơn 100 năm.

Thời phong kiến cổ đại, ngày nghỉ của các quan lại được tính sao?

Ngày nghỉ của các quan lại thời cổ đại rất khác nhau. Vào thời nhà Tống, có 112 ngày nghỉ mỗi năm. Tuy nhiên, ở triều đại này, các quan lại hầu như không có ngày nghỉ trong năm.

Ngày nay, các quốc gia châu Á như Trung Quôc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,... có nhiều ngày nghỉ lễ trong một năm. Nhiều người bày tỏ sự tò mò không rõ thời phong kiến cổ đại xưa, các quan chức được nghỉ lễ bao nhiêu ngày. Mới đây, tờ Sohu.com đã giải đáp thắc mắc của cư dân mạng.

Ở Trung Quốc ngày nay, một năm có nhiều kỳ nghỉ lễ lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Lễ Quốc khánh... Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại. Quan lại thời xưa được coi như công chức thuộc biên chế nhà nước ngày nay. Do phải vào triều gặp hoàng đế hoặc đi thị sát dân chúng, các quan lại này đều sẽ có ngày ngày.

Tin mới