Tò mò những món ăn đặc biệt của vua chúa Trung Hoa thời xưa

(Kiến Thức) - Các hoàng đế luôn có đặc quyền, đặc lợi được sử dụng những đầu bếp giỏi nhất nước cũng như mọi nguyên liệu tốt nhất để làm các món ăn đặc biệt chỉ dành riêng cho họ.

Dưới đây là 3 món ăn đặc biệt dành cho vua chúa Trung Hoa của các thời kỳ khác nhau trong triều đại nhà Thanh (1644-1912) và những câu chuyện đằng sau chúng.
1. Thái hậu Từ Hy và món lẩu hoa cúc
Vào năm 1279, khi những người lính Mông Cổ đang nghỉ ngơi và chuẩn bị thức ăn, đột nhiên nghe thấy tiếng trống đập nhanh báo hiệu kẻ thù đang đến gần. Những người lính đói khát ngay lập tức ném tất cả thịt bò và thịt cừu, rau vào nước sôi và ăn chúng rất nhanh để lấp đầy dạ dày trước khi vào trận chiến. Và có lẽ đây chính là nguồn gốc món lẩu Trung Quốc phổ biến hiện nay ở nhiều nước châu Á khi vào mùa đông.
To mo nhung mon an dac biet cua vua chua Trung Hoa thoi xua
Thái hậu Từ Hy (1835-1908) rất thích ăn lẩu hoa cúc để giải nhiệt trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da.
300 năm sau, dưới triều đại nhà Thanh, bộ phận chịu trách nhiệm nấu thức ăn cho gia đình hoàng đế đã thêm một món lẩu vào mỗi bữa ăn trong những tháng mùa đông để giữ ấm cho các thành viên hoàng gia.
Thời đó, Thái hậu Từ Hy (1835-1908) nổi tiếng với lối sống xa hoa và thường bị ám ảnh bởi vẻ ngoài xinh đẹp. Để cố gắng giữ tuổi trẻ và nhan sắc bà thường rất thận trọng về thói quen ăn uống của mình. Có 3 thứ mà Thái hậu Từ Hy thường xuyên ăn và coi đó là những thủ thuật làm đẹp quý giá của mình: sữa mẹ, bột ngọc trai và hoa cúc.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc ăn hoa cúc giúp giải phóng độc tố hàng đầu, giải nhiệt trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da. Do đó, Thái hậu Từ Hy luôn ra lệnh cho những người hầu của mình hái hoa cúc tươi mỗi ngày trong thời gian mùa đông và rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi.
Chiếc nồi được sử dụng trong hoàng cung nhà Thanh để làm lẩu trong thời trị vì của Hoàng đế Hàm Phong, chồng của Hoàng hậu Từ Hy.
2. Hoàng đế Khang Hy và món cá trích hilsa
Từ thời nhà Minh (1368-1644), loại cá trích hilsa hiếm được coi là sản vật quý vùng Giang Tô cống nạp cho nhà bếp của hoàng đế. Đến nay, món ăn ngon này vẫn rất được ưa chuộng và là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Thượng Hải.
Các trích hilsa thường xuất hiện giữa bờ biển Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực cửa sông nơi các con sông gặp biển.Thượng Hải, nằm cạnh tỉnh Giang Tô, ở cửa sông Dương Tử và dọc theo bờ biển Hoa Đông, do đó là nơi sinh sản phổ biến của cá trích hilsa.
To mo nhung mon an dac biet cua vua chua Trung Hoa thoi xua-Hinh-2
Từ thời nhà Minh (1368-1644), loại cá trích hilsa hiếm được coi là sản vật quý cống nạp cho nhà bếp của hoàng đế. 
Loại cá này thường được hấp và ăn kèm với giăm bông khô, nấm và măng. Hilsa được nấu chín mà không loại bỏ vảy, vì chúng tỏa ra mùi thơm béo ngọt đặc biệt. Cá có thịt ngon ngọt, mềm và có giá trị dinh dưỡng cao. Không giống như một số loài cá, có thể sống không ngâm nước trong một thời gian, cá trích hilsa chết rất nhanh nếu bị bắt ra khỏi sông hoặc biển.
Vì vậy, để giữ cá được tươi ngon khi đến bàn ăn cho hoàng đế, nhiều trạm cung cấp với những ngôi nhà băng đã được thiết lập dọc theo tuyến đường. Hàng ngàn người cưỡi ngựa phải chạy liên tục, không ngừng nghỉ, ngày và đêm, lên xuống địa hình đồi núi, cho đến khi con cá đã đến được Tử Cấm Thành vẫn còn ngáp, thương vong xảy ra rất nhiều. Sau đó nhờ Hoàng đế Khang Hy nhân từ (1654-1722), việc cống nạp này mới được chấm dứt.
3. Hoàng đế Càn Long và món vịt bát vị
Trong thời gian trị vì 60 năm của Hoàng đế Càn Long, ông đã thực hiện các chuyến du lịch tới vùng Giang Nam 6 lần. Dường như vị hoàng đế này không chỉ yêu phong cảnh đẹp như tranh vẽ ở đó, mà ưa chuộng cả ẩm thực của vùng đất này.
Tháng 1/1765 là chuyến đi thăm thứ 4 của Hoàng đế Càn Long tới đây. Khi đi ngang qua Tô Châu ông đã nếm thử nhiều món ăn địa phương nổi tiếng khác nhau. Trong số các món ngon, có một món ăn đặc biệt mà ông đánh giá cao nhất - món vịt bát vị. Món ăn này sau đó đã trở thành một món ăn hoàng gia nổi tiếng.
To mo nhung mon an dac biet cua vua chua Trung Hoa thoi xua-Hinh-3
 Hoàng đế Càn Long rất thích ăn món vịt bát vị của Tô Châu.
Ngày nay, không khó để tìm thấy món ăn nổi tiếng này trong thực đơn tại một số nhà hàng Trung Quốc. Phương pháp để chuẩn bị món ăn rất tốn thời gian và công sức, có thể mất đến 5 giờ để hoàn thành.Thử thách khó khăn nhất đối với một đầu bếp phải chuẩn bị món ăn là loại bỏ toàn bộ xương ra khỏi con vịt mà không làm hỏng da.
Điều này rất quan trọng vì thịt vịt bị mất da sẽ hấp thụ nhiều dầu trong khi chiên dẫn đến toàn bộ món ăn trở nên rất béo và nặng bụng khi ăn. Sau khi tất cả nội tạng đã được loại bỏ, đầu bếp sau đó sẽ nhét 8 nguyên liệu đặc biệt vào bên trong con vịt và khâu lại trước khi nó được chiên giòn.
Vịt chiên sau đó tiếp tục được hầm trong khoảng 90 phút cho đến khi món nhồi đã ngấm hoàn toàn nước sốt từ vịt, khiến thịt vịt mềm và đầy hương vị đến nỗi nó gần như có thể tan chảy trong miệng.
Ngày nay, 8 thành phần được nhồi vào trong vịt không phải là các nguyên liệu quý báu, khan hiếm như thời xưa nữa. Chúng được tùy thuộc theo khu vực và sở thích cá nhân. Thông thường nhất chúng có thêm lòng đỏ trứng muối, gạo nếp, hạt dẻ để biến thành một món ăn ấm áp mùa đông rất ngon miệng.

Không ngờ quê hương cầu thủ Hà Đức Chinh lại có những món ăn độc lạ này

(Kiến Thức) - Ngoài những đặc sản dân dã nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, thịt muối chua Thanh Sơn, thịt chó Việt Trì thì quê hương Phú Thọ của Hà Đức Chinh còn có rất nhiều món ăn độc lạ như xáo chuối, rêu đá, cọ ỏm…

Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay

Rêu đá Tân Sơn: Hầu hết các xã Đồng Sơn, Thu Cúc thuộc huyện Tân Sơn - Phú Thọ đều coi rêu đá như một món rau sạch đặc biệt của vùng cao. Người miền xuôi lên đây, phải được đồng bào quý lắm mới có dịp thưởng thức món ăn độc lạ này. Ảnh: Internet.

Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-2
Xáo chuối Lâm Thao: Ở Lâm Thao, món xáo chuối được ưa chuộng ở nhiều làng quê, nhưng có lẽ món ăn này nổi tiếng nhất vẫn là khu Vĩnh Tề thuộc xã Cao Xá. Món xáo chuối được làm từ các nguyên liệu: Chuối, xương, tương, riềng, tiết lợn và các gia vị khác như: hạt tiêu, bột ngọt… Ảnh: Dân Việt.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-3
Cọ ỏm: Đây là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5-10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Cọ ỏm mềm, phía ngoài đen bóng, ở trong vàng ươm như mật ong, cùi dày và thơm. Ảnh: Lao động.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-4
Món bánh tai: Đặc sản Phú Thọ này ban đầu còn được gọi là bánh hòn tai, bánh nặn như hình con trai trai. Sau đó được gọi tắt là bánh tai vẫn kiểu dáng giống hình con trai nhưng dài hơn và nặn mỏng hơn cong cong như hình cái tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được. Ảnh: Internet. 
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-5
Tằm cọ: Đây là món ăn đặc biệt và phải qua nhiều công đoạn chi tiết. Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào. Ảnh: Phú Thọ.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-6
Cá Anh Vũ: Người dân Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng nhất của thành phố Ngã ba sông một cách rất tự hào. Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh bắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau. Thịt cá Anh Vũ: trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Ảnh: Hatthocvang.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-7
Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời điểm thu hoạch trám. Trám kho với cá, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi. Ảnh: Internet.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-8
Búp khoai kho là món ăn truyền thống ở huyện Thanh Thủy – Phú Thọ, một món ăn dân dã và cũng rất thú vị. Búp khoai ở đây không phải là búp khoai lang, mà là búp của các giống khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai đốm. Ảnh: Internet.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-9
Rau sắn  muối: Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được ăn kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon. Ảnh: Tintuc.vn.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-10
Xôi nếp gà gáy Yên Lập: Xôi nếp gà gáy - sản phẩm đặc trưng được trồng trên những nương lúa xa tít hay ruộng bậc thang. Để có một nồi xôi nếp gà gáy ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm. Nếp gà gáy thân dài, hạt to, khi đem đồ xôi chín nhanh, dẻo thơm, chấm với muối vừng hoặc ăn kèm gà đồi nướng.
Khong ngo que huong cau thu Ha Duc Chinh lai co nhung mon an doc la nay-Hinh-11
Măng sặt mọc ở nhiều nơi tại tỉnh Phú Thọ, nhưng măng sặt ngon nhất có lẽ phải kể đến măng sặt mọc trên núi Buộm - dãy núi cao nhất ở Ấm Hạ. Cứ vào tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, người dân Ấm Hạ lại lên núi hái măng sặt về chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn như: măng sặt om xương, xào, luộc, nướng trên than củi, hầm cá, hay ngâm giấm ớt. Ảnh: Tuổi trẻ. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Không ngờ quê hương cầu thủ Anh Đức lại có những món ăn độc đáo này

(Kiến Thức) - Quê hương Bình Dương của cầu thủ Anh Đức cũng thu hút không ít du khách bởi văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ăn độc đáo, ăn một lần là nhớ mãi.

Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay

Gỏi ngó lục bình là một món ăn độc đáo của Bình Dương. Với cây lục bình, người ta thường sử dụng phần thân đem phơi khô để là nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đẹp mắt như giỏ xách, thảm… Còn phần ngó của lục bình sẽ được chế biến thành nhiều món ăn bình dị thôn quê, trong đó đặc biệt có gỏi ngó lục bình tôm thịt. Ảnh: Internet.

Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-2
Trước đây, món ăn này thường xuất hiện trong các bữa cơm hàng ngày của người dân Bình Dương. Dần dần nổi tiếng, gỏi ngó lục bình được đưa vào thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn nơi đây. Gỏi ngó lục bình tôm thịt ăn cùng nước mắm tạo nên một vị đậm đà, chua cay, dai giòn rất ngon. Ảnh: TTXTDLBD. 
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-3
Lẩu bò mắm ruốc: Đây được xem là một trong các món ăn đặc biệt của ẩm thực Bình Dương. Lẩu bò mắm ruốc được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt bò và mắm ruốc. Ảnh: Dulichtoday.
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-4
Nước dùng của món lẩu này có hương vị khá lạ và đặc trưng do được nấu từ mắm ruốc. Mắm ruốc giúp nước dùng lẩu đậm đà hơn, nồng và thơm hơn. Nếu bạn đang e ngại mùi tanh của mắm ruốc thì không phải lo lắng, bởi nước dùng thường kèm theo sả sẽ giúp khử đi mùi tanh của mắm. Ảnh: Phunutoday.
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-5
Bánh bèo bì là một món đặc sản nức tiếng của Bình Dương. Khi đến Bình Dương và mong muốn khám phá các món ăn uống Bình Dương, bạn nhất định phải thử món bánh bèo bì. Ảnh: Dulichtoday.
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-6
Bánh bèo bì Bình Dương có nét độc đáo riêng, rất các với các món bánh bèo ở miền Trung hay Tây Nam Bộ. Ngoài bánh bèo, yếu tố quan trọng làm nên vị ngon đặc trưng của bánh bèo bì là bì và nước mắm. Nước mắm ăn cùng bánh bèo bì có vị rất mặn đậm đà, hơi chua và ngọt. Ảnh: Phunutoday.
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-7
Bò nướng ngói: Đến với ẩm thực Bình Dương, bạn không nên bỏ qua món ăn đặc biệt này. Bò sau khi sơ chế, tẩm ướp gia vị sẽ được nướng trên ngói. Lớp ngói không chỉ giúp thịt bò không quá cháy, cản lửa để thịt bò đủ thời gian chín ở bên trong, mà còn dậy lên mùi thơm của thịt bò khi nướng. Ảnh: Dulichtoday. 
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-8

Ngoài ra, nhiều người còn cho biết, bò nướng ngói là một món ăn khá dinh dưỡng, cung cấp nhiều đạm và chất sắt. Để không cảm thất ngán, người ta thường ăn bò nướng ngói cùng với bánh tráng cuốn rau sống, dưa leo, khế, thơm, đồ chua… và chấm mắm nêm. Ảnh: Vinacel.

Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-9
Cháo môn: Bên cạnh những món cháo thông thương khác thì ở Bình Dương có món cháo môn rất độc đáo. Cháo môn là món ăn bình dị, phổ biến ở vùng nông thôn nhưng nay trở thành món ăn lạ lẫm bởi mùi vị không đâu sánh được với đất Bình Dương.Ảnh: Phunutoday.
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-10
Cũng giống như những món cháo thông thường khác cháo được nấu từ gạo rang hoặc gạo vo sạch. Củ môn được gọt sạch sẽ, cắt thành từng miếng nhỏ nấu chung với gạo cho mềm. Nồi cháo nhừ, củ môn đã vừa chín, người nấu hạ nhỏ lửa nhưng vẫn giữ cho nồi cháo sôi trên bếp. Bẹ môn được lột vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn. Khi nồi cháo đang sôi thì cho bẹ môn vào và giữ cho lửa đều đều, không tắt. Đến khi bẹ môn mềm nhũn ra là ăn được. Ảnh: Mytour.
Khong ngo que huong cau thu Anh Duc lai co nhung mon an doc dao nay-Hinh-11
Cháo môn được ăn chung với nhiều món kèm. Đơn giản nhất là ăn với thịt kho, cá kho như ăn cháo trắng, cháo đậu vậy. Cầu kỳ hơn thì nấu cháo môn với cá. Nhưng ngon nhất là nấu cháo môn với lươn. Vừa thanh vừa mát, bùi vị rất chuẩn, đây là sự kết hợp hoàn hảo nhất. Ảnh: Tuhaoviet.vn. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Tin mới