Xem toàn bộ ảnh
Ra đời từ đầu những năm 60, khi mà chiến tranh Việt Nam còn đang ở trong giai đoạn chuẩn bị, chưa có sự leo thang. Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ được coi là một chiến thuật chiến đấu theo đúng kiểu "con nhà giàu", sự dụng sự áp đảo về phương tiện và yểm trợ để "tìm diệt" lực lượng Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Thevietnam. |
Chiến thuật trực thăng vận đơn giản là tổ chức một cuộc hành quân bằng trực thăng. Mỗi trực thăng UH-1 có khả năng chở khoảng 6-7 lính Mỹ hoặc 9-10 lính VNCH. Bằng việc dọn trống khu vực bãi đáp bằng các loại bom phát quang, hàng chục máy bay trực thăng UH-1 có thể cùng xà xuống đổ quân cùng một lúc, một đại đội với quân số tiêu chuẩn 150 lính có thể được thả xuống chỉ trong một vài phút. Nguồn ảnh: Now9. |
Trong khi các trực thăng chở quân hạ thấp độ cao, tiếp cận mặt đất để đổ quân, các trực thăng còn lai-dù đã đổ quân hay chưa đều trong trạng thái cảnh giác cao độ, sẵn sàng yểm trợ cho lực lượng trực thăng đang đổ quân. Chiến thuật này ban đầu phát huy tác dụng rất tốt do phía Mỹ và VNCH có được yếu tố bất ngờ. Các chỉ huy Mỹ còn tự tin cho rằng "Việt Cộng chỉ có đôi chân, không thể triển khai quân nhanh bằng trực thăng". Nguồn ảnh: Tabas. |
Tuy nhiên, phía Mỹ đã nhầm, thực chất, giai đoạn đầu những năm 60 của thế kỷ trước, sức chiến đấu của lực lượng quân giải phóng còn yếu so với Mỹ, chúng ta chủ chương tránh đối đầu trực tiếp, cơ động rút lui ngay khi cảm thấy nguy hiểm để bảo toàn lực lượng, trang bị và bí mật. Chính sự rút lui của ta được trên chỉ đạo này đã khiến Mỹ bị "ảo tưởng" về sức mạnh của những cuộc hành quân không vận. Nguồn ảnh: Daum. |
Thực tế, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam có rất nhiều "lỗ hổng chiến thuật". Một trong những lỗ hổng đó là sự có mặt của quá nhiều lực lượng vũ trang khác nhau tại miền Nam Việt Nam và không có sự chỉ huy một cách tổng thể. Ví dụ, trong một cuộc hành quân, lính Mỹ không chỉ gặp phải Quân Giải phóng mà còn có thể gặp phải biệt kích, thám báo của VNCH, gặp phải lực lượng đặc nhiệm CIA, gặp phải các lực lượng vũ trang người Thượng,... chính vì sự lằng nhằng này, các phi công Mỹ khi muốn yểm trợ đổ bộ sẽ phải trải qua một quy trình rất... lằng nhằng. Nguồn ảnh: Scout. |
Một trực thăng chỉ huy hành quân có tên COC sẽ bay ở độ cao lớn, bao quát toàn bộ cuộc hành quân không vận. Trên chiếc COC có cả các sĩ quan quân đội Mỹ, sĩ quân VNCH và đôi khi là cả... CIA. Mỗi khi có thông báo về việc phát hiện đối phương ở một khu vực nào đó, sĩ quan VNCH sẽ phải gọi về Phòng Hành Quân Tác Chiến ở Sài Gòn để chắc chắn không có quân VNCH trong khu vực đó, phía CIA cũng phải làm thao tác tương tự. Sau khi tất cả các bên xác nhận "Không phải quân ta" thì trực thăng và phi pháo mới được phép tấn công vào vị trí khả nghi. Nguồn ảnh: Vietnamwar. |
Với một quy trình phức tạp như vậy, phía Mỹ thường xuyên rơi vào tình trạng "lãng phí đạn dược" vì nếu đúng ở vị trí đó có lực lượng Quân Giải Phóng thì lực lượng đó cũng đã cơ động di chuyển từ trước khi cuộc tấn công của Mỹ diễn ra cả phút trước. Mặc dù những cuộc hành quân Trực Thăng Vận của Không quân Mỹ phối hợp cùng Không quân VNCH thực tế không gây được nhiều thiệt hại cho ta nhưng phía lực lượng Quân Giải Phóng cũng muốn "dạy cho Mỹ một bài học" và qua đó cũng là muốn thử đối đầu trực tiếp với Mỹ lần đầu tiên trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Cherri. |
Để chống lại với chiến thuật trực thăng vận, Quân Giải phóng cần nhất hai thứ. Thứ nhất là thông tin tình báo. Đúng như lời các tướng Mỹ nhận định, phe ta không có phương tiện gì ngoài... đôi chân trần, nên muốn đánh lớn thì phải biết chính xác vị trí diễn ra cuộc hành quân của đối phương để có thể ém quân và dải mìn từ trước. Thứ hai là các loại vũ khí hạng nặng, như súng 12,7 ly, 14,5 ly, súng cối, B40, B41,... những thứ vũ khí này trong giai đoạn đầu những năm 1960 ở miền Nam là rất quý giá, việc mang ra đánh với lính Mỹ cũng xác định sẽ bị thất lạc, hư hỏng. Nguồn ảnh: DTL. |
Cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa các lực lượng Quân Giải Phóng với chiến thuật Trực thăng vận và cũng là trận đánh quy đầu tiên giữa Quân Giải Phóng với Mỹ và VNCH trong chiến tranh Việt Nam chính là trận Ấp Bắc vào tháng 1/1963. Các lối đánh sáng tạo như gài mìn định hướng đặt nằm xuống đất để nổ hết lên trực thăng khi đổ quân, đặt mìn định hướng trên ngọn cây để nổ hướng thẳng vào trực thăng, mìn tự động kích nổ khi gặp gió từ cánh quạt trực thăng... đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các phi công Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki. |
Thêm vào đó, các loại vũ khí hạng nặng như súng phòng không, B40, B41 cũng được mang ra sử dụng triệt để. Với sự cơ động liên tục, lực lượng ta đã né tránh được rất nhiều đợt tấn công với hỏa lực mạnh của phía Mỹ. B40 và B41 cực kỳ lợi hại, nhất là trong lúc các trực thăng UH-1 hạ thấp độ cao, lơ lửng để đổ quân, một xạ thủ B41 khi này có thể bắn trúng, tiêu diệt cả chiếc trực thăng lẫn lực lượng quân Mỹ ở trên. Nguồn ảnh: GDR. |
Quá hoảng loạn trước lối đánh táo bạo cùng với hỏa lực mạnh tới không ngờ của bộ đội Việt Nam, các phi công Mỹ thậm chí còn không dám hạ xuống độ cao tiêu chuẩn (dưới 1 mét) để đổ quân mà cố "xua" lính nhảy ra khỏi trực thăng khi nó còn đang ở độ cao 2-3 mét so với mặt đất. Nguồn ảnh: Elob. |
Những binh lính Mỹ ở dưới đất cũng có số phận bi thảm không kém so với các phi công. Ngay từ đầu, lối đánh gần, bám sát địch để chúng không dám sử dụng hỏa lực mạnh đã khiến binh lính Mỹ gặp phải rất nhiều khó khăn (khi này thuật ngữ "bám thắt lưng địch mà đánh" vẫn chưa chính thức ra đời). Với việc co cụm trận chiến từ khoảng cách tiêu chuẩn khoảng 200 mét xuống còn... vài chục mét, các lực lượng Mỹ đã không dám sử dụng hỏa lực phi pháo, hỏa lực pháo binh để yểm trợ cho các lực lượng mặt đất. Nguồn ảnh: G2Mil. |
Thậm chí, nhiều trường hợp đã ghi nhận binh lính Mỹ bị bom từ máy bay Mỹ... oanh tạc nhầm. Do thời gian này các loại bom thông minh chưa ra đời, thêm nữa, phía ta có hỏa lực phòng không quá mạnh, các phi công Mỹ không dám bổ nhào hết cỡ để cắt bom mà sẵn sàng cắt bom một cách "vu vơ" để thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Chính điều đó đã dẫn đến nhiều cái chết oan cực kỳ bi đát cho chính những binh lính Mỹ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Quyết tâm không để "giặc nhà trời" tung hoành, đến tháng 11/1965, Quân Giải phóng lại tiếp tục thắng lớn trong trận Ia Đrăng, chính thức khiến chiến thuật trực thăng vận của Mỹ và VNCH bị "vứt vào sọt rác". Nguồn ảnh: Thinglink. |
Trong trận này, Quân Giải phóng miền Nam đã có những nguồn tin tình báo cực kỳ chính xác, không những dự đoán được đúng quy mô cuộc hành quân của Mỹ mà còn phán đoán được đúng các bãi đáp của Không quân Mỹ, thậm chí các bãi đáp dự phòng của Mỹ cũng có đầy bộ đội nằm phục xung quanh. Nguồn ảnh: Times. |
Khi trực thăng Mỹ chuẩn bị thả quân, hỏa lực cực mạnh của ta đã khiến phía Mỹ phải bất ngờ, hàng chục chiếc trực thăng phải lảo đảo cất cánh trở lại để thoát hiểm, số binh lính Mỹ "chót" nhảy xuống đất coi như "cá đã nằm trên thớt". Phía Mỹ quá bất ngờ trước hỏa lực của ta, chỉ dám thực hiện việc thả thêm quân, tăng cường cho lực lượng mặt đất vào ban đêm. Chính sự áp đảo của quân giải phóng miền Nam trong trận Ia Đrăng đã gián tiếp khiến tướng Westmoreland đề nghị Mỹ tăng viện thêm 41.500 quân Mỹ nữa tới Miền Nam Việt Nam trong giai đoạn sau đó. Nguồn ảnh: Geographic. |
Sau trận Ia Đrăng, chiến thuật trực thăng vận của Mỹ chính thức phá sản hoàn toàn, quân giải phóng miền Nam cũng đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong việc tác chiến đối đầu trực diện với lính Mỹ, giúp ích rất lớn cho việc mở các chiến dịch lớn, đánh theo kiểu chiến tranh quy ước với Mỹ sau này. Nguồn ảnh: Flick. |