Toàn cảnh chiến dịch xâm lược Iraq tàn khốc cách đây 16 năm
(Kiến Thức) - Giống với những cuộc Chiến tranh vùng Vịnh trước đó, Quân đội Iraq cũng không thể chống lại được sức mạnh của liên quân nhưng hậu quả lại lớn hơn nhiều - khi Bagdad thất thủ chỉ trong vài tuần.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Cuộc chiến xâm lược Iraq là giai đoạn đầu của Chiến tranh Iraq và cũng có thể gọi là Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ ba với sự tham gia của liên quân nhiều nước, trong đó quân Anh và quân Mỹ chiếm tới 98%. Nguồn ảnh: BI.
Giống với những cuộc Chiến tranh vùng Vịnh trước đó, lần này quân đội Iraq cũng không thể chống lại được liên quân nhưng hậu quả lại lớn hơn nhiều - Iraq đã mất nước, chính quyền Saddam Hussein bị lật đổ hoàn toàn chỉ trong chưa tới 2 tháng. Nguồn ảnh: BI.
Thủ đô Bagdad của Iraq bị liên quân chiếm đóng vào ngày 9/4/2003 - chỉ hơn nửa tháng kể từ khi chiến dịch xâm lược Iraq bắt đầu. Tới ngày 1/5, Tổng thống George W. Bush - hay Bush Con tuyên bố chiến dịch kết thúc. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, phải tới tháng 12/2003 nghĩa là sau hơn nửa năm kể từ ngày cuộc chiến kết thúc, liên quân mới bắt được Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Nguồn ảnh: BI.
Chiến dịch giải phóng Iraq được quân đội Mỹ chỉ huy với tên Chiến dịch Giải phóng Iraq còn phía Anh gọi là Chiến dịch Hành quân Teclic, quân Australia lại gọi với tên mã Chiến dịch Falconer. Nguồn ảnh: BI.
Mỹ tung vào chiến dịch này tổng cộng khoảng 100.000 quân bao gồm cả hải quân và lục quân. Anh có 26.000 lính lục quân và Hải quân. Các quốc gia còn lại được gọi là "Liên minh Quyết Tâm" chỉ chiếm 2% tổng lực lượng. Nguồn ảnh: BI.
Nếu tính tổng cộng cả lực lượng tình báo cài cắm tại chỗ và không quân, tổng cộng có 214.000 quân Mỹ, 45.000 quân Anh, 2.000 quân Australia và 2.400 quân Ba Lan đã tham gia chiến dịch này. Nguồn ảnh: BI.
Dù Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối việc cho liên quân mượn lãnh thổ của mình để làm bàn đạp tấn công Iraq từ phía Bắc, quân Mỹ vẫn tự tiện... không vận và đổ lính xuống khu vực này khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải lên tiếng chỉ trích. Nguồn ảnh: BI.
Phía Iraq có lực lượng ước tính khoảng 375.000 quân tổng cộng. Tuy nhiên không tạo ra được thế trận mà chỉ nhanh chóng tan hàng, chịu thiệt hại khoảng 30.000 thương vong trong đó có vài nghìn người chết. Nguồn ảnh: BI.
Đổi lại, liên quân chỉ mất 172 lính trong đó có 139 lính Mỹ và 33 lính Anh, số lượng bị thương cũng rất nhỏ. Nguồn ảnh: BI.
Chiến tranh Iraq tới nay đã được coi là một cuộc chiến vô nghĩa khi lý do của cuộc xâm lược này là hoàn toàn bịa đặt. Tuy nhiên tới tận ngày nay sau 16 năm, Iraq vẫn chìm trong biển máu và nước mắt, là một trong những quốc gia bất ổn nhất thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Liên quân nghiền nát sức kháng cự yếu ớt của Quân đội Iraq.