Toàn cảnh ngày thứ 3 vụ chìm phà Sewol: 26 người thiệt mạng

(Kiến Thức) -Đã có 26 người thiệt mạng sau 2 ngày kể từ khi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc khi chiếc phà Sewol của Hàn Quốc chở theo gần 500 người bị lật.

Toàn cảnh ngày thứ 3 vụ chìm phà Sewol: 26 người thiệt mạng
Trong ngày thứ 3 của chiến dịch cứu hộ phà Sewol, bất chấp mưa lớn, những cơn sóng cao và gió mạnh, đội cứu hộ vẫn tiếp tục tìm kiếm hàng trăm người mất tich sau khi chiếc phà Sewol chìm ngoài khơi phía tây nam nước này.
Số người chết sau vụ chìm phà đã tăng lên 26 người sau khi nhiều thi thể được tìm thấy đang trôi trên biển trong đêm. Trong số 475 hành khách, 179 người đã được cứu thoát và 270 người khác vẫn mất tích.
"48 giờ đã trôi qua sau khi con phà Sewol có lượng giãn nước 6.825 tấn bị lật úp ngoài khơi đảo Jindo khi đang trên đường tới đảo Jeju ở phía tây cảng Incheon, hàng trăm thợ lặn vẫn tiếp tục tìm đường vào chiếc phà chìm với khoảng 8 thợ lặn đã tiến được vào con tàu này và bắt đầu tìm kiếm người sống sót. Đội tìm kiếm cũng bắt đầu bơm oxy vào bên trong chiếc phà để giúp con tàu tiếp tục nổi và giúp những người sống sót bên trong tiếp tục thở", các quan chức cho hay.
Các chuyên gia cho biết, các nạn nhân có thể sống sót 72 giờ nếu có các túi không khí trong chiếc phà. Lực lượng tìm kiếm cũng chuẩn bị đưa robot  vào chiến dịch tìm kiếm dưới nước để tìm người sống sót.
Các hoạt động tìm kiếm cứu hộ vẫn tiếp tục xung quanh phà Sewol trong ngày 18/4 bất chấp thời tiết xấu.
Các hoạt động tìm kiếm cứu hộ vẫn tiếp tục xung quanh phà Sewol trong ngày 18/4 bất chấp thời tiết xấu.
Ba cần cẩu cứu hộ cũng đã được đưa đến hiện trường vào ngày 18/4 để di chuyển thân phà tới địa điểm có sóng yếu hơn.
“Chúng tôi sẽ xem xét việc này một cách cẩn thận vì việc cẩu phà đến nơi khác có thể làm hại những người sống sót bị mắc kẹt bên trong. Chúng tôi cũng cân nhắc việc sử dụng một ụ tàu nổi để nâng chiếc phà lên”, một quan chức thuộc lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc cho hay.
Thuyền trưởng không ở vị trí lái khi phà gặp tai nạn
Việc điều tra đang được tiến hành để tìm kiếm nguyên nhân chính xác của tai nạn. Đội điều tra cho biết thuyền trưởng của phà Sewol đã không ở vị trí điều khiển khi xảy ra tai nạn.
“Thuyền trưởng đã để người khác ở vị trí lái tàu khi con tàu gặp nạn. Chúng tôi đang điều tra thuyền trưởng vì ông ta dời phòng điều khiển vì lý do không rõ”, ông Park Jae-uk, người đứng đầu đội điều tra cho biết.
Thuyền trưởng phà Sewol trả lời báo chí sau tai nạn.
 Thuyền trưởng phà Sewol trả lời báo chí sau tai nạn.
Ông Park Jae-uk cũng cho hay, người điều khiển phà khi đó là Thuyền phó 3 – thủy thủ 26 tuổi và có 1 năm kinh nghiệm.
Cảnh sát và các nhà điều tra cũng đang tập trung vào việc thuyền trưởng Lee Jun-seok là một trong những người đầu tiên rời phà Sewol. Việc này đã vi phạm luật của thuyền viên của Hàn Quốc. Theo đạo luật này, thuyền trưởng và các nhân viên cao cấp phải là những người rời tàu cuối cùng sau khi tất cả các hành khách rời tàu an toàn.
Thuyền trưởng Lee Jun-seok cũng bị nghi ngờ đã hướng dẫn các hành khách giữ nguyên chỗ ngồi ngay cả khi chiếc phà đang lật về bên trái.
Nguyên nhân tai nạn vẫn chưa rõ
Các nhà điều tra cho biết, một cú chuyển hướng đột ngột có thể là nguyên nhân gây ra vụ chìm phà. Theo các chuyên gia, một cú chuyển hướng đột ngột có thể khiến cho 180 phương tiện và 1.175 tấn hàng hóa trên tàu bị trôi và làm ảnh hướng đến sự cân bằng của phà.
Cần cẩu được đưa đến hiện trường tai nạn.
 Cần cẩu được đưa đến hiện trường tai nạn.
Phà Sewol được Nhật đóng vào năm 1994, dài 146m và rộng 22m. Chiếc phà này có thể chở tối đa 921 hành khách, 180 phương tiện và 152 container hàng hóa cùng lúc.
Vụ lật phà Sewol có thể sẽ là thảm họa lật phà lớn nhất kể từ năm 1993 của Hàn Quốc. Vào năm 1903, một chiếc phà cũng bị lật ngoài khơi biển phía tây Hàn Quốc khiến cho 292 nạn nhân thiệt mạng.

Bí tiền, Ukraine "cầm đồ" cổ vật?

(Kiến Thức) - Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk bị nghi bí mật đem nhiều cổ vật của Ukraine với tổng trị giá lên tới 20 tỷ USD tới Mỹ.

Bí tiền, Ukraine "cầm đồ" cổ vật?
Bí tiền, Ukraine đem gán cổ vật?
Giám đốc Trung tâm Lev Gumilev của Moscow, ông Pavel Zarifullin cho rằng là người đặt ra nghi vấn trên. Dẫn lời một số nguồn tin bí mật, ông Pavel Zarifullin cho biết những hiện vật này có thể trở thành khoản đảm bảo cho số tiền vay từ IMF của Ukraine.
Nhằm kiểm tra tính xác thực của thông tin này, các nhà sử học đang yêu cầu chính quyền Ukraine mở cửa kho tàng bảo tàng Kiev để kiểm tra.
Nga nỗ lực thu hồi cổ vật cho Crimea
Thứ trưởng bộ Văn hóa Nga Alla Manilova thông báo, Nga sẽ thực hiện tất cả các phương thức để đem bộ sưu tập bằng vàng Scythian trở lại các bảo tàng ở Crimea sau khi triển lãm “Crimea: Vàng và bí mật của Biển Đen” đang diễn ra ở Amsterdam, Hà Lan kết thúc.
“Tình hình thực tế hơi phức tạp khi bộ sưu tập được chuyển đi từ các bảo tàng khác nhau vốn thuộc Crimea và nay được coi là bảo tàng Nga nhưng bộ Văn hóa Ukraine lại là cơ quan đứng tên trong bản thỏa thuận với ban tổ chức triển lãm”, bà Manilova cho hay.

Nhật ký tuần "nóng như lửa" ở đông nam Ukraine

(Kiến Thức) - Tổng hợp diễn biến các cuộc biểu tình ở miền đông nam Ukraine trong tuần, từ ngày 6/4-12/4.

Nhật ký tuần "nóng như lửa" ở đông nam Ukraine
Cuối tuần qua, tình hình Ukraine tiếp tục tăng nhiệt khi người biểu tình thân Nga ở các khu vực miền Đông, Nam Ukraine (tập trung ở thành phố Donetsk, Lugansk, Kharkov) đồng loạt xuống đường phản đối chính quyền Kiev. Nghiêm trọng hơn, người biểu tình đã tấn công và chiếm các cơ quan chính quyền. Trong ảnh, người biểu tình che mặt bằng cờ Nga tham gia cuộc tuần hành ủng hộ Nga bên ngoài tòa thị chính Donetsk, ngày 7/4/2014.

Cuối tuần qua, tình hình Ukraine tiếp tục tăng nhiệt khi người biểu tình thân Nga ở các khu vực miền Đông, Nam Ukraine (tập trung ở thành phố Donetsk, Lugansk, Kharkov) đồng loạt xuống đường phản đối chính quyền Kiev. Nghiêm trọng hơn, người biểu tình đã tấn công và chiếm các cơ quan chính quyền. Trong ảnh, người biểu tình che mặt bằng cờ Nga tham gia cuộc tuần hành ủng hộ Nga bên ngoài tòa thị chính Donetsk, ngày 7/4/2014.

Lực lượng vũ trang “lạ” lập chốt chặn ở Sloviansk, Ukraine

(Kiến Thức) - Sau hành động đánh chiếm trụ sở hai cơ quan chính quyền ở Sloviansk, nhóm lính có vũ trang "lạ" đã lập ra các điểm chốt chặn dọc quốc lộ.

Lực lượng vũ trang “lạ” lập chốt chặn ở Sloviansk, Ukraine
Một người chiến binh có vũ trang thân Nga vội xua tay không cho phóng viên chụp hình khi đang đứng gác ở một trạm kiểm soát mới lập ra trên con đường dẫn vào thành phố Sloviansk hôm 12/4.
Một người chiến binh có vũ trang thân Nga vội xua tay không cho phóng viên chụp hình khi đang đứng gác ở một trạm kiểm soát mới lập ra trên con đường dẫn vào thành phố Sloviansk hôm 12/4.

Tin mới