(Kiến Thức) - Tình hình Biển Đông tiếp tục nóng bỏng, trong khi đó khủng hoảng Ukraine có dấu hiệu giảm nhiệt với sự kiện lãnh đạo Nga và Ukraine lần đầu gặp gỡ nhau bên lề kỉ niệm D-Day.
Thanh Nga (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Ngày 4/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, nuớc này sẽ không tham gia vụ kiện tụng tranh chấp Biển Đông theo hồ sơ kiện của Philippines. Thông báo này đưa ra chỉ một ngày sau khi Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) của Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bắc Kinh đưa ra chứng cứ phản bác lại các cáo buộc của chính quyền Manila trong cuộc tranh chấp lãnh hải. PCA đưa ra hạn chót cho Bắc Kinh trước ngày 15/12/2014.
Ở một diễn biến khác, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Trung Quốc có khả năng điều động tàu tiếp vận cỡ 20.000 tấn Type 903A ra Biển Đông.
Lãnh đạo các nước G7 đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh ở Brussels mà không có sự tham dự của Nga. Trong tuyên bố chung của nhóm đưa ra hôm 4/6, G7 lên tiếng lên án Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine. Cùng với đó, nhóm này bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Ngày 6/6, các lãnh đạo thế giới như Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin và của một số nước khác đã tham dự lễ kỷ niệm 70 năm quân Đồng minh đổ bộ lên vùng Normandy (hay còn gọi là ngày D-Day), Pháp. Trong ảnh, các cựu binh đang tham dự buổi lễ kỷ niệm này tại khu nghĩa trang Bayeux, Pháp.
Bên lề lễ kỷ niệm 70 năm D-Day, ngày 7/6, Tổng thống Nga Putin và tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã có cuộc nói chuyện trong vòng 15 phút. Đây được coi là dấu hiệu tốt tháo gỡ sự bế tắc trong quan hệ Nga-Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng ở quốc gia này.
Trong tuần qua, cuộc bầu cử Tổng thống Syria đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad với số phiếu ủng hộ là 88,7%. Có nhiều luồng ý kiến xoay quanh việc tái đắc cử của ông Assad.
Trong lễ tưởng niệm diễn ra ngày 6/6 tại Đền Vàng, ít nhất 10 người đã bị thương nặng sau cuộc đọ kiếm nhân kỷ niệm cho các nạn nhân xấu số đã thiệt mạng trong chiến dịch Blue Star năm 1984.