Toàn quốc kháng chiến: Quyết định bước ngoặt làm nên lịch sử

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Toàn quốc kháng chiến: Quyết định bước ngoặt làm nên lịch sử
Nhưng không lâu sau ngày tuyên bố độc lập ấy, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trải qua một thời gian nhân nhượng, chuẩn bị tiềm lực mọi mặt, ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đây thực sự là thời khắc trọng đại của lịch sử dân tộc. Nhân dịp kỉ niệm 72 năm Ngày toàn quốc kháng chiến, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Quyết định mang ý nghĩa lịch sử trọng đại" của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Lê (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội):
Toan quoc khang chien: Quyet dinh buoc ngoat lam nen lich su
* Vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị tiềm lực cho kháng chiến
Ngay khi vừa giành lại độc lập, đất nước phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách. Theo thỏa thuận giữa các nước đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch vào đóng tại miền Bắc, quân Anh (theo sau là quân Pháp) vào đóng tại miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật (lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới), nhưng đều nuôi dưỡng ý đồ tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền phản động tay sai. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng: sản xuất trì trệ, ngân khố quốc gia trống rỗng, nạn đói năm 1945 làm gần 2 triệu người chết chưa khắc phục xong, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn rất phổ biến, các thế lực phản động ra sức hoạt động chống phá... Vận mệnh dân tộc nguy nan như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Trong tình thế hiểm nghèo ấy, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã đề ra những quyết sách đúng đắn, sáng tạo: Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, Hội đồng nhân dân nhằm củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng nền móng cho chế độ mới; phát động phong trào tăng gia sản xuất, xóa bỏ mọi thứ thuế vô lý, thực hiện giảm tô, chia lại ruộng công, tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian chia cho nông dân nghèo; mở lớp Bình dân học vụ kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ; xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng” huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân; phát triển lực lượng vũ trang cách mạng theo nguyên tắc toàn diện cả về chính trị và quân sự, chú trọng cả số lượng và chất lượng... Nhờ đó, chỉ một thời gian ngắn, ta đã căn bản diệt được “giặc đói”, “giặc dốt”, giải quyết khó khăn về tài chính, từng bước tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh.
Với chính sách bảo thủ phản động, thực dân Pháp huy động lực lượng trở lại tái chiếm Đông Dương. Chúng hi vọng với vũ khí trang bị cùng phương tiện chiến tranh hiện đại, đội quân xâm lược nhà nghề sẽ nhanh chóng phát huy sức mạnh, đè bẹp mọi sự kháng cự của cách mạng Việt Nam, thiết lập lại nền cai trị thuộc địa hà khắc, tàn bạo trước đây. Được sự giúp đỡ của quân đội Anh, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tiến công Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tiếp đó, từ tháng 10/1945 - 1/1946, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, từng bước thiết lập hệ thống kìm kẹp tại cơ sở. Trong bối cảnh đó, để tránh phải đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một mặt nhân nhượng cho quân đội Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi ở miền Bắc (nhận cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền “quan kim”, “quốc tệ” đã mất giá...), mặt khác kiên quyết phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đưa hàng vạn cán bộ, chiến sĩ vào Nam chiến đấu, trực tiếp góp phần làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Do gặp khó khăn ở chiến trường miền Nam, thực dân Pháp không đủ khả năng đánh chiếm ngay miền Bắc, buộc phải đàm phán với Tưởng Giới Thạch hòng tìm bước đi thích hợp. Cuối tháng 2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết. Theo đó, thực dân Pháp nhượng bộ cho Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa... Ngược lại, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là chờ viện binh phát động chiến tranh. Để nhanh chóng gạt quân Tưởng về nước, đồng thời có thêm điều kiện chuẩn bị tiềm lực, ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp (Xanhtơni) bản Hiệp định sơ bộ, chấp thuận cho quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Tiếp đó, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước nhượng bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nhân dân ta ra sức xây dựng lực lượng. Ngày 22/5/1946, Chính phủ ra sắc lệnh quy định Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, cách mạng còn có gần 1 triệu đội viên thuộc lực lượng dân quân tự vệ khắp cả nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh suốt chặng đường về sau.
* Kháng chiến toàn quốc bùng nổ - tầm vóc và ý nghĩa lịch sử
Cuối năm 1946, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp liên tục tiến hành các hành động khiêu khích. Tháng 11/1946, chúng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường... đưa quân chiếm một số trụ sở cách mạng. Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải phá bỏ công sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ lập, tự do. Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi đồng bào, trong đó Người khẳng định rõ: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!"
Chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy, quân dân ta tại các thành phố, thị xã ở bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng đánh địch. Chiến sự diễn ra rất quyết liệt, đặc biệt là trong các thành phố lớn. Ngay tại Thủ đô Hà Nội, dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ chống lại kẻ địch tinh nhuệ được trang bị hiện đại, nhưng với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, đồng bào, chiến sĩ ta vẫn kiên cường bám trụ, giành nhau với địch từng căn nhà, từng góc phố. Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Cả dân tộc chung sức đồng lòng với ý chí sục sôi, niềm tin tất thắng. Trải qua gần 2 tháng liên tục chiến đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra (tiêu hao, giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện di chuyển các cơ quan, kho tàng, tổ chức nhân dân tản cư về vùng căn cứ xây dựng thế trận kháng chiến lâu dài), lực lượng ta chủ động rút về hậu phương an toàn.
Hơn 70 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). Trước hết, đó là kết quả từ một quá trình đấu tranh đầy cam go, phức tạp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trước thử thách ngặt nghèo, mà biểu hiện cụ thể là những quyết sách đúng đắn, sáng tạo vừa linh hoạt, mềm dẻo, nhưng cũng rất kiên quyết. Kết quả đem lại là chúng ta từng bước loại bỏ bớt kẻ thù, tranh thủ được thời gian chuẩn bị tiềm lực để bước vào kháng chiến. Mặt khác, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến còn thể hiện rõ sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam, sức mạnh ấy được tạo ra từ truyền thống yêu nước nồng nàn kết hợp với chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, nhờ đó mà ngay từ đầu chúng ta đập tan âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài, mở ra thắng lợi đầu tiên trong cuộc trường chinh 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975). Bao trùm hơn tất cả, quyết định ấy góp phần khẳng định cho đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc đụng đầu lịch sử với thực dân Pháp.
Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, thách thức, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tạo tiềm lực to lớn cho đất nước; tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn chặt an ninh nhân dân vững mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại từ các thế lực thù địch; không ngừng chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp; thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Bản viết tay lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ

Kỷ niệm 70 năm ngày ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hành trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-2954)".

Bản viết tay lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ
Triển lãm được chia hai phần chính: Mở đầu, người xe nghe lại băng ghi âm “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Triển lãm được chia hai phần chính: Mở đầu, người xe nghe lại băng ghi âm “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Xúc động Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

(Kiến Thức) - 9h30 sáng nay, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, với sự tham gia của khoảng 3.500 đại biểu. 

Xúc động Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
Nằm trong chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016), vào lúc 9h30 sáng nay (ngày 18/12), Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, với sự tham gia của khoảng 3.500 đại biểu.

Theo chương trình, 8h các đại biểu sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ kỷ niệm sẽ bắt đầu vào lúc 9h30 sáng.

Sau màn biểu diễn nghệ thuật ấn tượng, lúc 10h, lễ kỷ niệm chính thức bắt đầu. Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng các đại biểu làm lễ chào cờ. 
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm lễ chào cờ. Nguồn ảnh: Vietnamnet
 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm lễ chào cờ. Nguồn ảnh: Vietnamnet

Tới dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải...

Tiếp đó, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Đồng chí Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, "Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp...."

Đồng chí Hoàng Trung Hải đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm. Nguồn ảnh: Vietnamnet
 Đồng chí Hoàng Trung Hải đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm. Nguồn ảnh: Vietnamnet

Sau bài diễn văn của Bí thư Hoàng Trung Hải, Đại tá Nguyễn Huy Du - cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã lên phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến.

Cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô không khỏi xúc động khi kể lại những giờ phút lịch sử của quân dân thủ đô và cả dân tộc. 20h03 ngày 19/12/1946, đèn đêm phụt tắt, những quả đại bác đầu tiên ở pháo đài Láng, Xuân Tảo Xuân Canh.. nã vào thành Hà Nội. “Chúng tôi phải xông ngay ra đường ngả cây, ngả cột đèn, rải mìn, rải chướng ngại vật ở phố hàng Da, phố Đường Thành để chặn địch tấn công”, ông nhớ lại.

Ông cho biết, 60 ngày đêm chiến đấu, lăn lộn, quần nhau với địch trong những căn nhà đổ nát, những khu phố bị bắn phá tan hoang, cuộc sống trong các chiến hào đầy gian khổ thiếu thông…, nhưng với tinh thần chiến đấu đầy quả cảm, không sợ hy sinh, lại được thư động viên của Bác Hồ và các lãnh đạo, quân và dân Thủ đô đã hoàn thành nhiệm vụ.

Đại tá Nguyễn Huy Du, nguyên cán bộ Cục Khoa học quân sự, Bộ Tổng Tham mưu, cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô.
 Đại tá Nguyễn Huy Du, nguyên cán bộ Cục Khoa học quân sự, Bộ Tổng Tham mưu, cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô.

Và ở phần kết của chương trình kỷ niệm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Xuân Bách – giảng viên Đại học Y Hà Nội đại diện thế hệ trẻ của Thủ đô phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Nói về cảm nghĩ của mình khi tham dự lễ kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn này, ông Bách khái quát, với lớp người trẻ, 19/12/1946 chỉ còn trong những thước phim, những trang sử, những lời kể lại nhưng sinh động và thiêng liêng.

“Chúng tôi cảm nhận rằng huyền thoại không chỉ đọng lại với người Hà Nội mà mãi là niềm tự hào, là biểu hiện sáng ngời, kết tinh thành giá trị vô giá cho hôm nay”, PGS Bách nói.

Sang nay truc tiep Le ky niem 70 nam Ngay Toan quoc khang chien
 Một cảnh trong tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Nguồn ảnh: VOV
Trước đó, Lễ tổng duyệt chương trình đã diễn ra vào sáng ngày hôm qua (17/12) dưới sự chỉ đạo sát sao của đồng chí Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung và nhiều cán bộ cấp cao khác.
Theo dõi, kiểm tra kỹ các nội dung tổng duyệt, lãnh đạo TP Hà Nội đánh giá cao các lực lượng tham gia, đồng thời khẳng định, mọi phần việc liên quan đã sẵn sàng tổ chức thành công lễ kỷ niệm xứng đáng với tầm vóc lịch sử Ngày Toàn quốc kháng chiến.
Cùng với việc chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm, các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng dân tộc diễn ra phong phú, đa dạng trên khắp địa bàn thành phố, tạo nên không khí hồ hởi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô, các hoạt động tri ân thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” được tổ chức ở nhiều cấp, nhiều ngành với nhiều hình thức phong phú, giàu ý nghĩa nhân văn, kịp thời động viên tinh thần gia đình chính sách…
Một con phố của Hà Nội đã được gắn tên kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến. Cụ thể, con phố cạnh TAND TP Hà Nội mà nhân dân quen gọi là chợ Âm Phủ được gắn biển “Phố 19 tháng 12”, nối phố Lý Thường Kiệt với phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm).
Trong đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, con phố này là nơi chôn tập thể của các nạn nhân chết tại khu vực Hàng Bông, Cửa Nam. Năm 1954 sau khi tiếp quản thủ đô, chính quyền thành phố cho xây tường bao và ghi biển “Nơi chôn cất đồng bào thủ đô hy sinh ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946”.
Năm 1986, di cốt nạn nhân chiến tranh được chuyển đi. Nơi đây chính thức được đặt tên là chợ 19 tháng 12 nhưng nhân dân vẫn quen gọi là chợ Âm Phủ.

“Nghe lời Hồ Chủ tịch kêu gọi, chúng tôi xung phong ra mặt trận”

“Khi nghe lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, lúc đó tôi mới 16 tuổi nhưng xung phong ra mặt trận với niềm tin tuyệt đối”.

“Nghe lời Hồ Chủ tịch kêu gọi, chúng tôi xung phong ra mặt trận”
70 năm đã trôi qua, nhưng Trung tướng Chu Duy Kính, nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Tư lệnh Quân khu Thủ đô (nay là Bộ tư lệnh Thủ đô), đại biểu Quốc hội khóa VIII (1987-1992) vẫn nhớ như in những ngày hoạt động trong nội thành đánh thực dân Pháp theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin mới