Tôi vẫn chủ quan trước những biểu hiện nghẹn khi ăn, cơn ho dai dẳng (Ảnh minh hoạ). |
Nhưng khi ấy, tôi chủ quan nghĩ rằng, đấy chỉ là những biểu hiện ốm vặt. Đôi lúc tôi cũng nghĩ đến đi khám nhưng công việc rồi con cái, loanh quanh tôi lại ừ thôi, để lần khác.
Tôi vẫn không thể tin được đó là sự thật cho đến khi, những cơn đau của giai đoạn cuối bệnh ập đến. Bác sĩ nói tôi buộc phải can thiệp bằng phương pháp xạ trị để tiêu diệt những tế bào ung thư đang có xu hướng di căn.
Trước khi tiến hành điều trị, tôi và gia đình đều biết phương pháp này chỉ có thể mang lại kết quả 50-50, nhưng ngoài ra tôi không còn sự lựa chọn nào hơn cả.
Nhờ có chồng và gia đình ở bên động viên, tôi đã vượt qua được cú sốc và quyết định nghỉ việc để điều trị (Ảnh minh hoạ). |
Rồi những đợt xạ trị đầu tiên cũng được thực hiện. Tôi cảm thấy sức khoẻ của mình sa sút rõ rệt. Những cơn đau ập đến khiến nhiều lúc tối chỉ muốn chết đi ngay lập tức.
Nhưng nghĩ đến đứa con thơ dại còn chưa biết gì, tôi lại cố động viên mình gắng gượng chiến đấu. Con bé còn quá nhỏ. Nó vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra, chỉ thấy rất vui khi đột nhiên mẹ nghỉ ở nhà, chơi cùng cháu.
Những lúc cơn đau đến, tôi gắng gượng không để cho cháu biết nhưng nước mắt cứ thế tuôn ra. Con bé thấy vậy liền cầm giấy ăn đến cho tôi, rồi bảo tôi "Mẹ ơi! Mẹ đừng khóc nữa. Con thương mẹ mà".
Con là nghị lực giúp tôi vượt qua những cơn đau, nhưng cũng từ đấy, tôi lại nghĩ. Nếu mai này tôi chết đi, ai sẽ nấu cho con tôi ăn, ai sẽ bên cạnh chăm sóc con, làm sao chồng tôi có thể cáng đáng hết mọi việc.
Từ ngày biết tôi mắc bệnh, chồng tôi luôn hết sức chăm sóc, không nề hà việc gì. Nhưng do luôn bị ám ảnh giữa sự sống và cái chết, cộng thêm những cơn đau do bệnh tật, tôi trở nên khó tính, hay cáu gắt và nóng nảy hơn với chồng con.
Tan làm, anh luôn dành thời gian giúp đỡ tôi những việc ở nhà mà không một chút than vãn (Ảnh minh hoạ). |