Tôi ước tái lập hệ giá trị hạnh phúc

(Kiến Thức) - Gần 40 năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đau đáu nỗi niềm trăn trở bởi các hệ giá trị bị đảo lộn...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ.  
Gần 40 năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đau đáu nỗi niềm trăn trở bởi các hệ giá trị bị đảo lộn, giá trị của hiểu biết, tôn trọng, sáng tạo không được đánh giá cao như thói khôn ngoan để kiếm tiền.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ phân tích: Hạnh phúc là trạng thái tinh thần tâm lý khi đạt một kỳ vọng tốt đẹp nào đó. Triết lý về hạnh phúc 5 kiểu: 1: Cơm no áo ấm, tiện nghi vật chất. 2: Sự hiểu biết – đứng đầu trong nhu cầu hạnh phúc. 3: Sự tôn trọng. 4: Sự sáng tạo. 5: Sự tự do. Cuộc sống của mỗi người là cố gắng để tự mình hạnh phúc, đem lại hạnh phúc cho người khác, nhất là sự hiểu biết, sáng tạo. Không ai là toàn diện cả, nhưng phải biết đủ để hưởng thụ hạnh phúc theo kỳ vọng của bản thân mình. Không ngừng trau dồi hiểu biết, mở mang đầu óc, sáng tạo, con người sẽ phát triển, hoàn thiện để hạnh phúc.
Điều đáng buồn là các giá trị đó đang bị đảo ngược, người ta luôn coi thỏa mãn tiện nghi, tiền bạc như là cái gì đó bao trùm lên tất cả, chính điều này tạo ra những bi kịch trong cuộc sống. “Bản thân tôi vẫn luôn bền bỉ theo quan niệm coi trọng triết lý ấy, sống theo đúng như thế. Khi nói chuyện với sinh viên, tôi cũng truyền tải suy nghĩ đó để các em, nhất là các em nghèo yên tâm học tập. Dù có nghèo, có khó khăn thì trong cuộc đời, chắc chắn các em sẽ có những thứ hạnh phúc khác đền bù lại. Tôi thấy buồn vì người ta đang định giá hạnh phúc đảo ngược lại triết lý muôn đời”, ông chia sẻ.
Ông bảo ông lo lắng cho thế hệ tương lai, dù điều kiện kinh tế có tốt hơn nhưng khó khăn sẽ khốc liệt hơn, thử thách lớn hơn. Ví dụ đơn giản nhất, để làm ra tiền mua một căn nhà 3 - 4 tầng ở thành phố là một điều rất khó khăn. Hạnh phúc về sự hiểu biết thì bị phân tán bởi truyền thông mênh mông, thiếu sự tập trung, không có sự đọc sâu hiểu sâu. Điều ông trăn trở suốt bao nhiêu năm làm giảng dạy, nghiên cứu là người ta coi vật chất là đỉnh cao của nhân phẩm. 
“Tôi ước gì thiết chế xã hội nhanh chóng đổi mới, tái lập lại hệ giá trị hạnh phúc, khi đó con người mới phát triển được tự nhiên và giàu năng lực, phát triển xứng tầm với các nước trên thế giới. Còn bản thân tôi thì đã có thể hài lòng với cuộc sống rồi, lương cao hơn nông dân, công nhân, cuộc sống cũng không có điều gì phải phàn nàn”, ông ao ước.

Tết mệt phờ... nhưng hạnh phúc!

(Kiến Thức) - Tôi từng muốn đừng có Tết nữa cho đỡ vất vả. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng, hạnh phúc lại nằm ở chính những lo toan, chuẩn bị cho ngày Tết ấy.

Có những lúc quá mệt mỏi vì những lo toan, chuẩn bị cho ngày Tết, tôi đã mong sao vài năm hẵng có một cái Tết. Chứ Tết cứ đến hàng năm, mệt quá, vất vả quá. Có cảm giác vừa mới lo xong một cái Tết năm ngoái thì Tết năm nay đã sầm sập đến nơi rồi.
Tet met pho... nhung hanh phuc!
Hạnh phúc lại nằm chính ở những tất bật lo toan những ngày gần Tết để có một cái Tết đủ đầy. 

Đám cưới “kịch độc” của ông lão U80 và vợ kém 40 tuổi

Đám cưới có một không hai này được tổ chức ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Bất chấp người đời gọi họ là cặp đôi đũa lệch, đôi vợ chồng vẫn sống rất hạnh phúc.

Tin mới