Tốn 5000 USD mỗi giây, liệu cuộc chiến Iraq có kết thúc như Afghanistan?
Cuộc chiến Iraq tốn của nước Mỹ tới 5000 USD cho mỗi giây, và câu hỏi được nhiều người đật ra ở đây đó là, liệu Mỹ có rút lui khỏi Iraq nhanh như cách họ đã làm ở Afghanistan?
Trần Trân
Xem toàn bộ ảnh
Giống với cuộc chiến tranh ở Afghanistan, cuộc chiến Iraq đã tốn của nước Mỹ gần 20 năm tham chiến, nhưng kết quả thu được vẫn không hề khả quan.
Lý do mà Mỹ dựng lên để đưa quân tới Iraq, là vì vũ khí hủy diệt hàng loạt, tới nay đã bị phanh phui là bịa đặt. Trong khi đó chính quyền mới của quốc gia này cho Mỹ dựng lên, lại vẫn tỏ ra non trẻ và quá yếu ớt.
Trước sự bùng nổ của chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông, Mỹ đã rơi vào thế "ở không được mà về cũng không xong", dù rằng toàn bộ người dân Mỹ hiện nay, đều đã chán ngấy với các cuộc xung đột ở khu vực này.
Kể từ thời Tổng thống Bush cho tới nay, quân đội Mỹ cùng đồng minh vẫn "cần mẫn" tham chiến ở Iraq, tuy nhiên mục đích của cuộc chiến đã đổi từ "tìm vũ khí hủy diệt hàng loạt", sang "bình định và chống khủng bố".
Chỉ tính riêng tới năm 2013, Mỹ đã tiêu tốn 1,7 nghìn tỷ USD cho cuộc chiến ở Iraq, tương đương với khoảng 5000 USD cho mỗi giây người Mỹ hiện diện tại quốc gia này.
Tính trung bình, mỗi lính Mỹ sẽ tốn 350.000 USD tiền thuế của người dân Mỹ khi được triển khai tới chiến trường này. Kèm theo đó là số tiền lên tới nửa tỷ USD, được dùng để chi trả cho các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại đây.
Tuy nhiên, người Mỹ cũng không mất tất cả. Chỉ tính riêng sản lượng khai thác dầu mỏ của Iraq kể từ khi Mỹ hiện diện tại quốc gia này, cũng đã tăng tới 40%.
Các công ty tư nhân của Mỹ, bao gồm các công ty khai thác dầu mỏ, công ty xuất nhập khẩu, công ty an ninh,... đã kiếm được những khoản lợi lên tới hàng tỷ USD từ quốc gia này.
Và tất nhiên, khí hậu khắc nghiệt của mảnh đất Trung Đông này, cũng khiến quân đội Mỹ tốn tới... 20 triệu USD mỗi năm, đây là tiền nhiên liệu chạy máy phát điện để bật điều hòa 24/7 tại các căn cứ quân sự Mỹ.
Theo giới quan sát, ít nhất là trong thời kỳ ông Joe Biden cầm quyền, Mỹ nhiều khả năng sẽ không rút quân khỏi Iraq. Thậm chí, Washington còn có thể đẩy mạnh hiện diện quân sự ở quốc gia này.
Như đã nói ở trên, tình hình ở khu vực Trung Đông đang ngày càng bất ổn, việc rút quân khỏi Afghanistan đã khiến Mỹ mất đi một chiến trường mà họ nắm tính chủ động tại đây, và lúc này, Iraq là bàn đạp duy nhất mà Mỹ còn ở khu vực Trung Đông.
Nếu rút quân khỏi Iraq, người Mỹ sẽ chính thức thất bại toàn diện ở Trung Đông. Quan trọng nhất là công lao "bình định" toàn bộ Iraq của Mỹ cũng sẽ đổ sông đổ biển. Trong tương lai, khi cần triển khai hiện diện quân sự ở Trung Đông, Mỹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, vậy nên, tốt nhất là Mỹ không nên để mất Iraq như cách họ đã làm với Afghanistan. Nguồn ảnh: Flickr/AP.
Không quân Mỹ tận dụng Iraq như căn cứ tiền tuyến chiến lược để tung đòn không kích khắp Trung Đông. Nguồn: USAF.