Tổn thất của quân đội Nga và Ukraine qua ba năm xung đột
Nga và Ukraine có thể đã mất đến hàng trăm nghìn binh sĩ trong ba năm chiến sự, cùng hàng nghìn khí tài hai bên bị phá hủy trong giao tranh kể từ ngày 24/2/2022.
Tiến Minh
Xem toàn bộ ảnh
Đã gần ba năm kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra; theo ước tính, đã có tổng cộng hàng trăm ngàn quân của cả hai bên đã thiệt mạng trên mặt trận dài hàng ngàn km. Rõ ràng đây là cuộc chiến tàn khốc nhất thế giới trong thế kỷ này.Để duy trì quân số cần thiết cho chiến trường, Ukraine đã tiến hành tổng động viên, và việc bắt buộc thanh niên ở hậu phương nhập ngũ, không phải là hiếm. Mặc dù Nga chỉ tiến hành động viên một phần, nhưng các công ty quân sự tư nhân như Wagner, đã tuyển tù nhân và những người tình nguyện từ các vùng sâu, vùng xa với mức lương cao, lên đã thu hút được nhiều người tham gia chiến đấu ở chiến trường Ukraine.Đồng thời, cả quân đội Ukraine và Nga đều có người nước ngoài tham gia chiến đấu, nhưng so với việc huy động quân số ở hai nước, số lượng người nước ngoài này chỉ chiếm một phần nhỏ. Ngoài việc huy động quân số lớn, cường độ hỏa lực của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine cũng cực kỳ cao.Quân đội Nga (RFAF) bắn hàng chục ngàn quả đạn pháo mỗi ngày. Mặc dù hỏa lực của quân đội Ukraine (AFU) chỉ bằng một phần nhỏ so với RFAF, nhưng họ cũng bắn hàng ngàn quả đạn pháo. Sau đó, phương Tây cung cấp cho Ukraine một lượng lớn tên lửa tầm xa. Còn Nga, ngoài việc tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa, còn tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển UMPK.Khi chiến tranh tiếp diễn ác liệt, cả quân đội Nga và Ukraine, ngoài sử dụng các loại vũ khí hỏa lực thông thường, còn sử dụng một số lượng lớn UAV mang vũ khí (UAV FPV) trong chiến đấu. Tất cả lượng hỏa lực khổng lồ, được dùng “không giới hạn”, đã gây ra sự tàn phá và thương vong trên diện rộng.Chúng ta có thể thấy rằng, tại vùng chiến sự mà hai bên giao tranh ác liệt, hầu như toàn bộ nhà cửa đều bị phá hủy, cây cối ngoài đồng đều bị thổi bay trơ trụi, đồng ruộng đầy hố đạn, bom. Đương nhiên, binh lính của cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề tại khu vực chiến sự.Sau cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm 12/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, "cuộc chiến khủng khiếp, đẫm máu" ở Ukraine đã cướp đi "hàng triệu" sinh mạng. "Chúng tôi có số liệu cho thấy gần 1 triệu binh sĩ Nga đã thiệt mạng", ông Trump nói vào tháng 1, đồng thời cho biết thêm rằng "khoảng 700.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng".Còn theo Quân đội Ukraine, Nga đã mất hơn 850.000 quân tại Ukraine kể từ ngày 24/2/2022. Số liệu của Ukraine không nêu rõ số người tử trận hoặc bị thương, nhưng nhìn chung, con số này bao gồm cả số người chết, bị thương, mất tích và bị bắt.Lần cuối cùng Nga công khai số liệu về số quân nhân thiệt mạng là vào tháng 9/2022, khi Điện Kremlin tuyên bố chỉ có 5.937 người thiệt mạng trong chiến đấu ở Ukraine.Những ước tính thực tế hơn đến từ một dự án nghiên cứu đang tiến hành của Mediazona, một hãng thông tấn độc lập của Nga, hợp tác với BBC Russia. Cho đến nay, các hãng thông tấn đã xác nhận thông qua dữ liệu nguồn mở về tên của 90.019 binh lính Nga thiệt mạng trong giao tranh.Tổn thất thực sự của Nga có thể cao hơn, vì các phương tiện truyền thông ước tính phân tích chỉ bao gồm 45% đến 65% số người chết thực tế. Theo ước tính của các nhà báo, tổn thất thực tế có thể dao động từ 138.500 đến 200.000 người thiệt mạng.Để so sánh cụ thể hơn thiệt hại về người của Nga và Ukraine có thể đánh giá qua số thi thể binh sĩ hai bên hy sinh đã được trao trả. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đều tấn công và phòng thủ xen kẽ, rất nhiều thi thể binh sĩ của bên kia được trao trả. Do đó, khi trao đổi thi thể những người lính hy sinh lần đầu tiên, tỷ lệ là 1:1.Nhưng sau 3 năm xung đột, lấy năm lần trao đổi hài cốt binh sĩ giữa hai bên kể từ tháng 11/2024 làm ví dụ, vào các ngày 8/11, 29/11, 20/12/2024; 24/1 và 14/2/2025, RFAF đã tiếp nhận lần lượt 37, 48, 42, 49 và 45 binh sĩ hy sinh, tổng 221 người.Còn phía AFU trong cùng khoảng thời gian tiếp nhận tổng cộng 563, 502, 503, 757 và 757 binh sĩ hy sinh, tổng 3.082 người. Nếu nhìn số lượng trên, RFAF mất 221 quân trong khi AFU mất 3.082 quân. Tỷ lệ này rõ ràng là khá chênh lệch, lên tới khoảng 1/14.Nếu chúng ta tính toán sơ bộ, thì số thương vong của Nga tương đương hai đại đội; còn số thương vong của Ukraine là khoảng một lữ đoàn. Tất nhiên, tỷ lệ này không thể coi là tỷ lệ thương vong của cả hai bên trong chiến đấu, mà nó phản ánh tốt hơn khả năng kiểm soát chiến trường.Tuy nhiên, bản thân việc kiểm soát chiến trường là biểu hiện của lợi thế chiến đấu. Lý do tại sao RFAF có thể duy trì thế tấn công và chiếm đóng trên chiến trường, với mức đầu tư quân số tương đương, hoặc thậm chí ít hơn một chút. Nhưng cho thấy, thương vong của họ phải ít hơn AFU.Ngược lại, nếu AFU thực sự có thể giành được lợi thế gấp nhiều lần về tỷ lệ trao đổi tử sĩ, thì RFAF không những không thể duy trì thế tấn công, mà chắc chắn sẽ phải nhường thế tấn công cho AFU và Kiev có thể giành lại phần lớn lãnh thổ đã mất.Vì tình huống sau không xảy ra, điều này chỉ có thể có nghĩa là RFAF thực sự đã đè bẹp quân Ukraine bằng hỏa lực mạnh hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, phong cách chiến đấu này vẫn gây ra tổn thất cho RFAF; để hạn chế thương vong, RFAF thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, khiến quân Ukraine càng thiệt hại quân số hơn nữa. (nguồn ảnh Ukrinform, Kyiv Post, TASS, RT).
Đã gần ba năm kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra; theo ước tính, đã có tổng cộng hàng trăm ngàn quân của cả hai bên đã thiệt mạng trên mặt trận dài hàng ngàn km. Rõ ràng đây là cuộc chiến tàn khốc nhất thế giới trong thế kỷ này.
Để duy trì quân số cần thiết cho chiến trường, Ukraine đã tiến hành tổng động viên, và việc bắt buộc thanh niên ở hậu phương nhập ngũ, không phải là hiếm. Mặc dù Nga chỉ tiến hành động viên một phần, nhưng các công ty quân sự tư nhân như Wagner, đã tuyển tù nhân và những người tình nguyện từ các vùng sâu, vùng xa với mức lương cao, lên đã thu hút được nhiều người tham gia chiến đấu ở chiến trường Ukraine.
Đồng thời, cả quân đội Ukraine và Nga đều có người nước ngoài tham gia chiến đấu, nhưng so với việc huy động quân số ở hai nước, số lượng người nước ngoài này chỉ chiếm một phần nhỏ. Ngoài việc huy động quân số lớn, cường độ hỏa lực của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine cũng cực kỳ cao.
Quân đội Nga (RFAF) bắn hàng chục ngàn quả đạn pháo mỗi ngày. Mặc dù hỏa lực của quân đội Ukraine (AFU) chỉ bằng một phần nhỏ so với RFAF, nhưng họ cũng bắn hàng ngàn quả đạn pháo. Sau đó, phương Tây cung cấp cho Ukraine một lượng lớn tên lửa tầm xa. Còn Nga, ngoài việc tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa, còn tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển UMPK.
Khi chiến tranh tiếp diễn ác liệt, cả quân đội Nga và Ukraine, ngoài sử dụng các loại vũ khí hỏa lực thông thường, còn sử dụng một số lượng lớn UAV mang vũ khí (UAV FPV) trong chiến đấu. Tất cả lượng hỏa lực khổng lồ, được dùng “không giới hạn”, đã gây ra sự tàn phá và thương vong trên diện rộng.
Chúng ta có thể thấy rằng, tại vùng chiến sự mà hai bên giao tranh ác liệt, hầu như toàn bộ nhà cửa đều bị phá hủy, cây cối ngoài đồng đều bị thổi bay trơ trụi, đồng ruộng đầy hố đạn, bom. Đương nhiên, binh lính của cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề tại khu vực chiến sự.
Sau cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm 12/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, "cuộc chiến khủng khiếp, đẫm máu" ở Ukraine đã cướp đi "hàng triệu" sinh mạng. "Chúng tôi có số liệu cho thấy gần 1 triệu binh sĩ Nga đã thiệt mạng", ông Trump nói vào tháng 1, đồng thời cho biết thêm rằng "khoảng 700.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng".
Còn theo Quân đội Ukraine, Nga đã mất hơn 850.000 quân tại Ukraine kể từ ngày 24/2/2022. Số liệu của Ukraine không nêu rõ số người tử trận hoặc bị thương, nhưng nhìn chung, con số này bao gồm cả số người chết, bị thương, mất tích và bị bắt.
Lần cuối cùng Nga công khai số liệu về số quân nhân thiệt mạng là vào tháng 9/2022, khi Điện Kremlin tuyên bố chỉ có 5.937 người thiệt mạng trong chiến đấu ở Ukraine.
Những ước tính thực tế hơn đến từ một dự án nghiên cứu đang tiến hành của Mediazona, một hãng thông tấn độc lập của Nga, hợp tác với BBC Russia. Cho đến nay, các hãng thông tấn đã xác nhận thông qua dữ liệu nguồn mở về tên của 90.019 binh lính Nga thiệt mạng trong giao tranh.
Tổn thất thực sự của Nga có thể cao hơn, vì các phương tiện truyền thông ước tính phân tích chỉ bao gồm 45% đến 65% số người chết thực tế. Theo ước tính của các nhà báo, tổn thất thực tế có thể dao động từ 138.500 đến 200.000 người thiệt mạng.
Để so sánh cụ thể hơn thiệt hại về người của Nga và Ukraine có thể đánh giá qua số thi thể binh sĩ hai bên hy sinh đã được trao trả. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đều tấn công và phòng thủ xen kẽ, rất nhiều thi thể binh sĩ của bên kia được trao trả. Do đó, khi trao đổi thi thể những người lính hy sinh lần đầu tiên, tỷ lệ là 1:1.
Nhưng sau 3 năm xung đột, lấy năm lần trao đổi hài cốt binh sĩ giữa hai bên kể từ tháng 11/2024 làm ví dụ, vào các ngày 8/11, 29/11, 20/12/2024; 24/1 và 14/2/2025, RFAF đã tiếp nhận lần lượt 37, 48, 42, 49 và 45 binh sĩ hy sinh, tổng 221 người.
Còn phía AFU trong cùng khoảng thời gian tiếp nhận tổng cộng 563, 502, 503, 757 và 757 binh sĩ hy sinh, tổng 3.082 người. Nếu nhìn số lượng trên, RFAF mất 221 quân trong khi AFU mất 3.082 quân. Tỷ lệ này rõ ràng là khá chênh lệch, lên tới khoảng 1/14.
Nếu chúng ta tính toán sơ bộ, thì số thương vong của Nga tương đương hai đại đội; còn số thương vong của Ukraine là khoảng một lữ đoàn. Tất nhiên, tỷ lệ này không thể coi là tỷ lệ thương vong của cả hai bên trong chiến đấu, mà nó phản ánh tốt hơn khả năng kiểm soát chiến trường.
Tuy nhiên, bản thân việc kiểm soát chiến trường là biểu hiện của lợi thế chiến đấu. Lý do tại sao RFAF có thể duy trì thế tấn công và chiếm đóng trên chiến trường, với mức đầu tư quân số tương đương, hoặc thậm chí ít hơn một chút. Nhưng cho thấy, thương vong của họ phải ít hơn AFU.
Ngược lại, nếu AFU thực sự có thể giành được lợi thế gấp nhiều lần về tỷ lệ trao đổi tử sĩ, thì RFAF không những không thể duy trì thế tấn công, mà chắc chắn sẽ phải nhường thế tấn công cho AFU và Kiev có thể giành lại phần lớn lãnh thổ đã mất.
Vì tình huống sau không xảy ra, điều này chỉ có thể có nghĩa là RFAF thực sự đã đè bẹp quân Ukraine bằng hỏa lực mạnh hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, phong cách chiến đấu này vẫn gây ra tổn thất cho RFAF; để hạn chế thương vong, RFAF thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, khiến quân Ukraine càng thiệt hại quân số hơn nữa. (nguồn ảnh Ukrinform, Kyiv Post, TASS, RT).