Tổng Cty Đường sắt VN: Phòng 20 người, có 7 lãnh đạo

Đặt mục tiêu tinh giản bộ máy, nhưng tại các đơn vị trực thuộc Tổng Cty Đường sắt VN, phòng ban 20 người lại có đến 7 lãnh đạo.

Tổng Cty Đường sắt VN: Phòng 20 người, có 7 lãnh đạo
“Lạm phát” phó phòng
Cách đây hơn 5 tháng, Tổng Cty Đường sắt Việt Nam sáp nhập hai đơn vị Liên hiệp Sức kéo Đường sắt và Cty Vận tải hàng hóa đường sắt vào hai Cty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn. Hai đơn vị bị sáp nhập có trụ sở tại Hà Nội nên đa số cán bộ, công nhân viên được chuyển về Cty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội.
Hệ thống đường sắt Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với thế giới. (Ảnh: S.L)
 
Hệ thống đường sắt Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với thế giới. (Ảnh: S.L)
Cty này hiện có 12.000 lao động (bao gồm cả cấp Cty và hơn 30 xí nghiệp, đơn vị trực thuộc; riêng cấp Cty có 269 người). Ở cấp Cty, lãnh đạo vẫn giữ nguyên như trước (gồm 1 Tổng GĐ và 4 phó Tổng GĐ), nhưng số lượng lãnh đạo cấp phòng tăng mạnh. Cty có đến 11 phòng, ngoài trưởng phòng, mỗi phòng có trung bình từ 4-5 phó phòng. Cá biệt, Phòng Kỹ thuật an toàn vận tải, tính cả trưởng phòng có đến 7 lãnh đạo (theo một nguồn tin xác nhận, phòng này chỉ có 18-20 người - PV).
Ông Trần Xuân Thu, Trưởng Phòng Tổng hợp của Cty này, cho biết, trước đây, phòng chỉ có 1 trưởng và 2 phó, nhưng nay có tổng cộng 5 lãnh đạo. Do có nhiều lãnh đạo nên buộc phải chia nhỏ lĩnh vực phụ trách. Trước đây, 1 phó phòng phụ trách cả văn thư, tổ chức sự kiện, y tế nay chia cho 2 người đảm nhiệm. Một phó phòng được bố trí riêng chỉ để phụ trách bộ phận bảo vệ (dù đã có Tổ trưởng Tổ bảo vệ). Hệ số lương quản lý của trưởng phòng là 0,5; phó phòng là 0,4.
“Trong quá trình tái cơ cấu vừa qua, Tổng Cty Đường sắt Việt Nam chỉ mới giảm được vài phần trăm số lượng cán bộ, công nhân viên. Muốn giảm nhanh, phải đưa khoa học công nghệ mới. Với ngành đường sắt, không có những dự án đầu tư lớn, mục tiêu tinh giản bộ máy chưa thể làm ngay”.
Ông Vũ TÁ TÙNG, Tổng GĐ Tổng Cty Đường sắt Việt Nam
Theo ông Thu, từ khi sáp nhập, nhiều việc cần có thêm lãnh đạo nhưng nếu chỉ có 3 người như trước, bắt buộc thì vẫn làm được. Một lãnh đạo phòng ở Cty này (xin giấu tên) thổ lộ, từ ngày nhận nhiệm vụ mới, chủ yếu đến điểm danh, thỉnh thoảng mới có việc để làm. Còn nhân viên thì tâm tư về cảnh người làm ít, cán bộ chỉ đạo lại nhiều.
Ách tắc lãnh đạo
Ông Nguyễn Văn Bính, Phó Tổng GĐ Cty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, nói rằng, việc có nhiều lãnh đạo cấp phòng là điều khó tránh khỏi vì những người chuyển về đều là lãnh đạo ở đơn vị khác, không vi phạm kỷ luật, nên không thể “giáng chức”. Ngoài ra, do gia đình cán bộ đó đã ổn định tại Hà Nội nên không thể điều chuyển đi đơn vị khác. Ông Bính hứa, sắp tới, khi chuyển đổi mô hình sang Cty TNHH MTV, sẽ tinh giản bộ máy.
Chủ tịch Tổng Cty Đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành nhận định, việc bố trí cấp lãnh đạo như vừa qua chủ yếu mang tính cơ học. Ông Thành cho rằng, đây là việc khó tránh khỏi vì để tránh ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, tư tưởng của cán bộ. Ông Thành cho biết, lộ trình tái cơ cấu tới đây sẽ tiếp tục giảm số lượng người lao động và cấp lãnh đạo.
Ông Nguyễn Văn Lưu, Chánh văn phòng Bộ GTVT, nói rằng, trước đây, mỗi năm chỉ có khoảng 600 thông báo kết luận của lãnh đạo Bộ; trong 3 năm lại đây, lãnh đạo Bộ liên tục họp, đi kiểm tra hiện trường nên số lượng kết luận tăng hơn 2 lần. Tuy nhiên, ngay trong Bộ GTVT vẫn còn nhiều vị trí lãnh đạo chưa quyết liệt.
Mới đây nhất, trong cuộc họp về dịch vụ hàng không, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng kể, ông nhiều lần nhìn thấy có 3 người tại khu giao nhận hàng hóa nhưng một người liên tục đẩy hàng, còn hai người chắp tay sau lưng chỉ đạo.
Bộ trưởng GTVT cho rằng, việc bố trí nhiều người chỉ đạo, người đứng đầu không chịu trách nhiệm như vậy dẫn đến tình trạng có khách phải đợi đến 2-3 giờ sau khi máy bay hạ cánh mới nhận được hành lý ký gửi. Ông Thăng gọi đây là tình trạng “ách tắc lãnh đạo”.

Công ty đường sắt Nhật “hối lộ” quan chức Việt Nam ra sao?

(Kiến Thức) - JTC được thành lập vào năm 1958 khi công trình xây dựng tuyến đường sắt Tokaido Shinkansen bắt đầu khởi công.

Công ty đường sắt Nhật “hối lộ” quan chức Việt Nam ra sao?
JTC, chuyên về thiết kế xây dựng đường sắt và khảo sát mặt đất, bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nước ngoài từ những năm 1990. Kể từ năm 2000, doanh nghiệp này đã nhận được 19 dự án ODA với tổng giá trị lên tới 25 tỷ Yen, bao gồm các đơn hàng nhận được khi tham gia liên doanh.
Công ty tư vấn Nhật cung cấp hàng loạt các dịch vụ tư vấn trong ngành đường sắt như quy hoạch và điều tra các dự án mới; lập kế hoạch phục hồi và cải thiện những công trình cơ sở hạ tầng hiện tồn tại; thiết kế công trình, làm hồ sơ mời thầu,..

Thêm đường sắt khổ 1m: Ngành đường sắt mê “đồ cổ” thế!

(Kiến Thức) - "Việt Nam đang đi tiên phong về tuyến đường sắt đồ cổ dài nhất thế giới, một đầu tư táo bạo thông minh - đi tắt đón đầu, được cả đồ cổ và hiện đại!", TS Trần Đình Bá nói.

Thêm đường sắt khổ 1m: Ngành đường sắt mê “đồ cổ” thế!

Ngày 5/6/2014, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) gửi tờ trình tới Bộ GTVT đề nghị bộ này cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến Hà Nội – TP HCM hiện nay. Việc nghiên cứu nhằm làm rõ sự cần thiết phải xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt mới cũng như lộ trình triển khai và phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất, tối ưu nhất thế giới.

Trao đổi thông tin với báo giới, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch HĐTV ĐS Việt Nam cho biết, việc nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m song song với đường sắt Bắc - Nam hiện nay là nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.

“Bẫy chết người” từ công trình đường sắt trên cao Hà Nội

(Kiến Thức) - Sau vụ tai nạn chết người, dư luận càng thêm ái ngại trước những hiểm họa luôn rình rập dưới công trường dự án đường sắt trên cao

“Bẫy chết người” từ công trình đường sắt trên cao Hà Nội
Dư luận hiện vẫn chưa hết bàng hoàng và bức xúc trước vụ tai nạn lao động rơi sắt tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, khiến học viên Học viện An ninh Nguyễn Như Ngọc tử vong trên đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội - đối diện Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) vào khoảng 9h30 ngày 6/11.
Dư luận hiện vẫn chưa hết bàng hoàng và bức xúc trước vụ tai nạn lao động rơi sắt tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, khiến học viên Học viện An ninh Nguyễn Như Ngọc tử vong trên đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội - đối diện Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) vào khoảng 9h30 ngày 6/11.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, ngay sau khi xảy ra tai nạn, nhiều người dân tỏ ra rất lo sợ, thậm chí có người không dám đi lại, tham gia giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, mặc dù công trình đã tạm đình chỉ thi công.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, ngay sau khi xảy ra tai nạn, nhiều người dân tỏ ra rất lo sợ, thậm chí có người không dám đi lại, tham gia giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, mặc dù công trình đã tạm đình chỉ thi công.
Thậm chí, trước khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không ít người dân đi qua tuyến đường đang thi công, đặc biệt là ở những điểm thi công nhà ga cũng đã bày tỏ sự lo lắng bởi những nguy hiểm chết người luôn rình rập.

Thậm chí, trước khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không ít người dân đi qua tuyến đường đang thi công, đặc biệt là ở những điểm thi công nhà ga cũng đã bày tỏ sự lo lắng bởi những nguy hiểm chết người luôn rình rập.

Không phải ai cũng "cứng" tâm lý để đi qua khu vực công trường ngay trước số nhà 153 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Không phải ai cũng "cứng" tâm lý để đi qua khu vực công trường ngay trước số nhà 153 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Còn đây là công trình nằm "chình ình" giữa lòng đường, cạnh Học Viện An ninh, Hà Nội.
Còn đây là công trình nằm "chình ình" giữa lòng đường, cạnh Học Viện An ninh, Hà Nội.
Những mối nguy hiểm đang rình rập người đi đường ở cạnh ngã ba Nguyễn Trãi, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Những mối nguy hiểm đang rình rập người đi đường ở cạnh ngã ba Nguyễn Trãi, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Sắt thép, vật liệu xây dựng phía trên công trình thuộc khu vực thi công ngã tư Hoàng Cầu - Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngay phía dưới là người dân và đủ loại phương tiện giao thông đang di chuyển.
Sắt thép, vật liệu xây dựng phía trên công trình thuộc khu vực thi công ngã tư Hoàng Cầu - Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngay phía dưới là người dân và đủ loại phương tiện giao thông đang di chuyển.
Giàn giáo phủ kín mặt đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với sự che chắn sơ sài.
Giàn giáo phủ kín mặt đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với sự che chắn sơ sài.
Giữa đường Hoàng Cầu đoạn cạnh hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, không chỉ có sắt thép mà còn xuất hiện những khối bê tông khổng lồ.
Giữa đường Hoàng Cầu đoạn cạnh hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, không chỉ có sắt thép mà còn xuất hiện những khối bê tông khổng lồ.
Còn đây là cảnh công trường ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Còn đây là cảnh công trường ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Những bó sắt tua tủa ở trên đầu người đoạn cạnh ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi.
Những bó sắt tua tủa ở trên đầu người đoạn cạnh ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi. 

Tin mới