Tổng Giám đốc MBBank nói về tin đồn sáp nhập với PG Bank

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) vừa qua, lãnh đạo MBBank đã để ngỏ khả năng ngân hàng này sáp nhập với Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank).

Liên quan đến tin đồn về khả năng sáp nhập với PG Bank, tại Đại hội, Tổng Giám đốc MBBank Lưu Trung Thái chia sẻ, ngân hàng đã xem xét kế hoạch M&A và PG Bank là một trong những lựa chọn.
Tuy nhiên, ông Lưu Trung Thái cho biết hiện MBBank vẫn đang trong quá trình đánh giá và đàm phán với các ngân hàng mục tiêu, và chưa đi đến một thỏa thuận cuối cùng.
Thông tin MBBank xem xét sáp nhập với PG Bank ít nhiều gây bất ngờ bởi ngân hàng này vốn được biết đến là mục tiêu sáp nhập của Vietinbank. Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của Vietinbank, Hội đồng Quản trị VietinBank cho biết kế hoạch sáp nhập PG Bank vẫn chưa thực hiện được do các cơ quan có thẩm quyền chưa phê duyệt chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức theo quy định về sáp nhập hiện hành.
Kế hoạch sáp nhập PG Bank vào VietinBank được đặt ra từ 4 năm trước, từ mùa đại hội đồng cổ đông năm 2014. Hồ sơ sáp nhập giữa hai bên cũng đã được ký kết sau đó.
Thậm chí, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank từng nhấn mạnh “giao dịch sáp nhập này đã được VietinBank và PG Bank nghiên cứu cẩn trọng”.
 
Tại Đại hội cổ đông thường niên của MBBank, cổ đông MBBank đã thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2018 đầy tham vọng lên đến 47% là 6.800 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch lợi nhuận trước thuế Ngân hàng mẹ tăng trưởng 21%, đạt 6.500 tỷ đồng. Mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho một số công ty con của MBBank như sau:
Kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm của MB Ageas Life (MBAL) tăng gần 5 lần lên 1.200 tỷ đồng trong năm 2018 và 200 tỷ đồng lợi nhuận trước trích lập dự phòng nghiệp vụ. Trong năm đầu hoạt động, MBAL đã ghi nhận 300 tỷ đồng doanh thu, gồm 250 tỷ đồng doanh thu từ phí bảo hiểm.
Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Công ty Tài chính MCredit là 300 tỷ đồng trong năm 2018 với tổng dư nợ đạt từ 4.000 tỷ đồng đến 4.500 tỷ đồng; cao gấp 2,6 đến 2,9 lần so với dư nợ trong năm 2017.
Cũng trong năm 2018, MBBank sẽ bán toàn bộ cổ phần tại MBLand. MBBank hiện gián tiếp sở hữu 65,29% trong tổng số 571,5 tỷ đồng vốn điều lệ của MBLand thông qua MBB AMC (công ty con thuộc 100% sở hữu của MBB).
Cùng với đó, MBBank xem xét tìm đối tác chiến lược cho CTCP Bảo hiểm Quân Đội (MIC) và huy động vốn từ NĐT mới, từ đó giảm tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng xuống 69,58%.
MBBank sẽ chi trả cổ tức tỷ lệ 11% cho năm 2017, trong đó 6% là tiền mặt và 5% là cổ phiếu. MBB đã tạm ứng cổ tức tiền mặt vào tháng 1/2018, còn cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được phát hành trong quý 2 hoặc quý 3 năm 2018.
Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 3.449,5 tỷ đồng trong năm 2018, bao gồm 907,8 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 5% và 2.541,7 tỷ đồng là từ phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%. Số cổ phiếu phát hành thêm này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Sẽ ra sao nếu PGBank và MBBank sáp nhập?

(Kiến Thức) - Nếu tin đồn PGBank sáp nhập với MBBank là sự thật,  nó sẽ làm thay đổi đáng kể vai trò và vị thế của hai ngân hàng này trên thị trường.

Gần đây, dư luận xôn xao khi bất ngờ xuất hiện tin đồn PGBank sáp nhập với MBBank (Ngân hàng TMCP Quân đội - HOSE: MBB)... Nhiều người băn khoăn sẽ như thế nào nếu thông tin này là thật?

Cổ phiếu "vua" hết thời làm vua

Từng có giai đoạn, cổ phiếu ngành ngân hàng được gọi là cổ phiếu “vua”, bởi sức hấp dẫn cũng như tầm ảnh hưởng với thị trường chứng khoán khi đó.

Những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán mới chỉ có STB của Sacombank niêm yết trên HOSE và ACB niêm yết trên HNX.

Tin mới