Tổng thống Peru bị phế truất

Quốc hội Peru hôm 9/11 đã bỏ phiếu để phế truất Tổng thống Martín Vizcarra, 57 tuổi, liên quan đến các cáo buộc tham nhũng.

Peru rơi vào tình trạng bất ổn chính trị sau khi quốc hội nước này bỏ phiếu phế truất Tổng thống Peru Martín Vizcarra trong bối cảnh nước này phải đối mặt với một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất thế giới.
Trong sự phẫn nộ của dân chúng trước việc phế truất ông, nhà lãnh đạo tuyên bố sẽ không phản đối quyết định của tòa án và sẽ từ chức nguyên thủ quốc gia, theo Guardian.
Người dân Peru đã xuống đường và khua xoong nồi vào ban đêm để bày tỏ sự tức giận và phản đối việc bỏ phiếu để luận tội tổng thống về cáo các buộc tham nhũng. Việc luận tội khiến cả nước bất ngờ, vì ông Vizcarra được cho là sẽ vượt qua cuộc bỏ phiếu.
Tong thong Peru bi phe truat
Tổng thống Peru Martín Vizcarra phát biểu bên ngoài tòa nhà Quốc hội Peru, nơi diễn ra phiên tòa luận tội ông. Ảnh: Reuters. 
Các nhà lập pháp đối lập từ 9 đảng trong Quốc hội đơn viện Peru đã tập hợp lại để luận tội Tổng thống Vizcarra. Họ viện dẫn các cáo buộc tham nhũng và việc xử lý đại dịch của ông. Tổng cộng, 105/130 nghị sĩ đã bỏ phiếu phế truất tổng thống.
Phát biểu trước các bộ trưởng vào tối muộn ngày 9/11, ông Vizcarra cho biết sẽ rời dinh tổng thống.
“Hôm nay, tôi sẽ rời khỏi cung điện chính phủ. Hôm nay tôi sẽ về nhà”, ông Vizcarra nói. “Lịch sử và người dân Peru sẽ phán xét các quyết định mà mỗi người trong chúng ta thực hiện”.
Tổng thống Vizcarra, người từ lâu đã vận động chống tham nhũng ở các cấp cao nhất, cho biết đã rời nhiệm sở với “lương tâm trong sạch”.
Cuộc chiến chống tham nhũng khiến tổng thống nổi tiếng trong mắt người dân Peru, nhưng lại khiến ông trở thành kẻ thù trong Quốc hội. Việc luận tội ông là đỉnh điểm của sự đối đầu gay gắt với các nhà lập pháp đối lập, những người mà ông cố gắng đưa vào mặt trận của cuộc cải cách chống tham nhũng.
“Những người bị tổn hại nhiều nhất bởi cuộc chính biến này sẽ là các công dân”, Augusto Alvarez Rodrich, nhà bình luận chính trị, nhận định. “Họ phải đối mặt với một viễn cảnh u ám, giữa sự suy thoái của chính trị vì những lợi ích cá nhân đầy tham vọng, vô độ và phi pháp”.
Tuy nhiên, ông Vizcarra đã phủ nhận những cáo buộc mới nhất và gọi đó là “vô căn cứ” và “sai sự thật”.
Cáo buộc cho rằng ông đã hối lộ 2,3 triệu Soles (637.149 USD) từ các công ty giành được hợp đồng xây dựng khi ông còn là thống đốc khu vực phía nam Moquegua.
Theo Hiến pháp Peru, Chủ tịch Quốc hội Manuel Merino sẽ là người thay thế ông Vizcarra làm tổng thống lâm thời. Ông Merino, một nhà lập pháp đối lập, sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 11/11 khi chỉ còn vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 4.
Các nhà lập pháp đối lập đã cố gắng lật đổ Tổng thống Vizcarra vào tháng 9 nhưng không nhận được đủ phiếu bầu trong phiên tòa luận tội.

Bị cáo buộc mua phiếu, Tổng thống Peru từ chức

Ông Pedro Pablo Kuczynski ngày 21/3 đệ đơn từ chức trước khi bị đưa ra bỏ phiếu luận tội trong bối cảnh ông lại vướng vào bê bối mới liên quan đến việc mua phiếu để tránh bị phế truất.

Theo dự định, Quốc hội Peru nhóm họp ngày 22/3 để bỏ phiếu luận tội Tổng thống Peru Kuczynski do những cáo buộc nhà lãnh đạo này dính líu tới hoạt động tham nhũng của tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.

Cựu Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski nhập viện khẩn cấp

Ông Kuczynski, người mới phải nhập viện khẩn cấp, là một trong 4 cựu Tổng thống Peru có dính líu đến hàng loạt vụ bê bối tham nhũng liên quan Tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.

Cuu Tong thong Peru Pedro Pablo Kuczynski nhap vien khan cap
 Cựu Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski. (Nguồn: teleSUR)
Ngày 17/4, cựu Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski đã phải cấp cứu tại bệnh viện do huyết áp cao.

Tin mới