Tổng thống Philippines kêu gọi đàm phán trong tranh chấp Biển Đông

(Kiến Thức) - Phát biểu tại một hội nghị chuyên đề tại Hiroshima, Tổng thống Philippines Aquino đã kêu gọi đối thoại và đàm phán trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Hội nghị chuyên đề trên, diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Aquino tới Nhật Bản, nhằm thảo luận về việc xây dựng hòa bình ở Mindanao, miền nam Philippines. Theo đó, chính phủ Manila và nhóm chiến binh Hồi giáo đã ký kết một thỏa thuận hòa bình hồi tháng 3 chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 4 thập kỉ. Nhật Bản đã cử các chuyên gia tới giám sát lệnh ngừng bắn và gửi gói cứu trợ khoảng 150 triệu USD. Với những sự giúp đỡ như vậy, ông Aquino thay mặt người dân cả nước đã bày tỏ sự ủng hộ của Nhật.
Tổng thống Philippines Aquino (người cầm giấy) trả lời câu hỏi của báo giới trên chuyến bay tới Hiroshima.
Tổng thống Philippines Aquino (người cầm giấy) trả lời câu hỏi của báo giới trên chuyến bay tới Hiroshima.
Trong bài phát biểu của mình ở hội nghị ngày 24/6, Tổng thống Aquino cũng đề cập tới căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông. Ông cho rằng, cuộc xung đột tranh chấp không phải là một quá trình cần thiết. Đồng thời, ông kêu gọi đối thoại và đàm phán giữa các bên để các bên hiểu nhau hơn.
Ngoài ra, Tổng thống Philippines tuyên bố, nước này đã nối lại kế hoạch tổ chức một cuộc họp gồm 4 nước ASEAN (bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei) có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Thông qua cuộc họp này, nhà lãnh đạo Manila hi vọng, 4 nước sẽ đưa ra lập trường thống nhất để ứng phó với Trung Quốc.
Gần đây, chính phủ Philippines đã xác nhận rằng, Trung Quốc đơn phương cải tạo đất ở một số hòn đảo thuộc Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để làm thành một căn cứ quân sự.

Philippines kêu gọi Trung Quốc tôn trọng UNCLOS

(Kiến Thức) - Philippines kêu gọi các quốc gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), gồm Trung Quốc, tôn trọng bản hiệp ước.

Manila vừa đưa ra lời kêu gọi này trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên UNCLOS diễn ra tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York hồi tuần trước.
Cũng trong bài phát biểu của mình tại sự kiện này, Đại sứ Philippines tại LHQ, ông Libran Cabactulan đã yêu cầu các quốc gia bảo vệ sự toàn vẹn của các điều ước quốc tế và các thể chế được thành lập thể theo công ước này, đặc biệt là các cơ quan được lập ra để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.
Manila khẳng định, “quyền và nghĩa vụ của các bên cần phải đi song song với nhau”, và tất cả các thành viên ký kết UNCLOS 1982 “đều có nghĩa vụ tôn trọng công ước này”.

Đã xác định được vị trí 4 giàn khoan TQ đưa ra Biển Đông?

(Kiến Thức) - Giàn khoan Nam Hải 9 dự kiến hạ đặt ở cửa vịnh Bắc Bộ; Nam Hải 2 và 5 - ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan đang kiểm soát; Nam Hải 4 sẽ đặt ở gần bờ biển TQ.

Trung Quốc đặt các giàn khoan ở đâu?
Trả lời báo giới ở Washington, người phát ngôn ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho hay, Mỹ biết về tin tức nói Trung Quốc kéo theo giàn khoan ra Biển Đông nhưng chưa có đánh giá vì không có đủ thông tin về điểm đến cụ thể và cuối cùng của các giàn khoan. Tuy vậy, bà Jen Psaki cũng nhắc lại quan điểm lâu nay của Mỹ rằng, đó sẽ là điều đáng quan ngại nếu các giàn khoan nằm trong các vùng biển tranh chấp.

Tin mới