Tổng thống Trump không vội đạt thỏa thuận hạt nhân với ông Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông "không cần vội" đạt thỏa thuận với lãnh đạo Triều Tiên để nước này giải giáp chương trình vũ khí hạt nhân.

Bình luận trên được Tổng thống Trump đưa ra tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ở Washington. Ông cũng mô tả mối quan hệ giữa mình với Kim Jong Un là tích cực.
Tong thong Trump khong voi dat thoa thuan hat nhan voi ong Kim Jong-un
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters. 
"Tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm rất tốt với Triều Tiên trong một khoảng thời gian. Tôi không cần vội. Cấm vận vẫn đang được thực thi", hãng tin Reuters dẫn lời ông Trump nói.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ từng bày tỏ mong gặp lại Chủ tịch Triều Tiên vào một thời điểm thích hợp. Sau đó, ngày 12/6, ông tiết lọ vừa nhận thêm một bức thư "tốt đẹp" từ Kim Jong Un, khen ngợi lãnh đạo Triều Tiên "giữ lời hứa" và tuyên bố sẵn sàng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 3.
Hôm 11/6, phía Triều Tiên kêu gọi Mỹ "rút lại chính sách thù địch" đối với Bình Nhưỡng, nếu không các thỏa thuận đã đạt tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore một năm trước có thể "trở thành giấy trắng".
Đến nay, hai bên vẫn bế tắc về vấn đề hạt nhân sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2. Hội nghị không đạt kết quả do hai bên có nhiều bất đồng không thể dàn xếp. Washington muốn Bình Nhưỡng phải phi hạt nhân hóa, còn Triều Tiên đòi Mỹ dỡ bỏ trừng phạt.

Hành trình tới Việt Nam bằng tàu hỏa của ông Kim Jong-un

(Kiến Thức) - Truyền thông Hàn Quốc dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể dừng chân tại Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường công du hoặc sau khi cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Việt Nam kết thúc. 

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un
 Mặc dù thông tin về phương tiện ông Kim Jong-un sẽ sử dụng để sang Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 vào ngày 27-28/2 tới vẫn chưa được công bố, nhưng gần đây, truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản dẫn những nguồn thạo tin dự đoán ông Kim Jong-un sẽ sử dụng tàu hỏa đặc biệt để sang Việt Nam. Ảnh: FE.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-2
 Do mỗi toa tàu đều được bọc thép chống đạn nên trọng lượng của chúng sẽ nặng hơn các tòa tàu bình thường, khiến tàu di chuyển chậm hơn. Ảnh: ABC.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-3
Đoàn tàu chở nhà lãnh đạo Triều Tiên ước tính có tốc độ tối đa khoảng 60km/giờ, mang theo xe bọc thép và trực thăng nhỏ để đề phòng trường hợp khẩn cấp. Ảnh: CSM.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-4
Được biết, tổng chiều dài đoạn đường sắt ngắn nhất từ Bình Nhưỡng đến Hà Nội là hơn 4.150 km. Chính vì vậy, thời gian để ông Kim di chuyển tới Hà Nội dự tính khoảng 60 giờ. Ảnh: BN.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-5
 Nếu đi tàu hỏa đến Việt Nam, dự kiến ông Kim Jong-un sẽ qua thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) đầu tiên trước khi tới Bắc Kinh. Tàu sau đó đi theo tuyến Z5 qua Nam Ninh và 13 nhà ga khác trước khi đến Lạng Sơn (Việt Nam). Ảnh: BBC.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-6
 Trước đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng sử dụng tàu hỏa trong chuyến công du tới Trung Quốc vào tháng 3/2018 và đầu năm 2019. Ảnh: IE.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-7
 Có nguồn tin cho hay, ông Kim Jong-un có thể dừng chân tại Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường công du hoặc sau khi cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc. Ảnh: DN.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-8
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn tin cho hay, khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ sang thăm Trung Quốc vào tháng 3/2019, sau thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.  Ảnh: Sky News.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-9
 Trong năm ngoái, chỉ một tuần sau Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1 tại Singapore vào tháng 6/2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Trung Quốc để thông báo với Chủ tịch Tập Cận Bình về những kết quả đạt được sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-10
Chính vì vậy, một nguồn tin chia sẻ với Yonhap rằng, sau thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội vào ngày 27 – 28/2, có khả năng ông Kim sẽ sang thăm Trung Quốc vào tháng 3 tới. Ảnh: Getty.

Hanh trinh toi Viet Nam bang tau hoa cua ong Kim Jong-un-Hinh-11
 Hồi tháng 1/2019, ông Kim cũng đã tới Bắc Kinh. Theo giới chuyên gia, trong chuyến thăm này, ông Kim đã tham vấn ý kiến của ông Tập Cận Bình về công tác chuẩn bị cũng như nội dung tiến hành họp bàn với Tổng thống Trump tại Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội. Ảnh: GR.

Mời độc giả xem thêm video về chuyến thăm Bắc Kinh của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Nguồn: Zing.vn)

Những ngày dài săn hội nghị Mỹ - Triều của phóng viên quốc tế

Các phóng viên chờ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội trải qua những ngày dài đứng trước cổng vào của một nhà khách, đôi khi tất cả những gì họ ghi được là một đám cưới.

Sáng 20/2 tại khuôn viên một nhà khách ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một đám cưới đã diễn ra trước ít nhất 30 ống kính máy quay, máy ảnh. Đó không phải là chủ ý của cô dâu chú rể, những ống kính máy ghi hình không chờ đợi đám cưới đó, nhưng họ vẫn quay và chụp mọi thứ xảy ra trong khuôn viên.

"Việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đúng tiến độ"

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, cho tới nay có thể nói cơ bản các công việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều theo đúng tiến độ. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn các cơ quan Thông tấn, báo chí. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn các cơ quan Thông tấn, báo chí. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN 
Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un tháng 6/2018 tại Singapore, hai nước đã cam kết thiết lập mối quan hệ vì hòa bình thịnh vượng với nỗ lực xây dựng một nền hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Tiếp tục nỗ lực này, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai dự kiến được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và công tác chuẩn bị cho Hội nghị diễn ra trong thời gian tới.
Thứ trưởng có thể cho biết ý nghĩa của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam?
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai là sự kiện quốc tế được quan tâm hàng đầu hiện nay. Việc Mỹ và Triều Tiên đề nghị Việt Nam là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai và Việt Nam cũng đã đồng ý như vậy. Sự kiện này có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, qua đó, Việt Nam thể hiện là quốc gia có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, mong muốn đóng góp vào quá trình hòa bình, thể hiện đường lối của chúng ta là nâng tầm đối ngoại đa phương. Chúng ta thấy, trong nhiều năm, Việt Nam đã đi các nơi như ở Genève (Thụy Sỹ), Paris (Pháp) để lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương cũng như ở Việt Nam. Hội nghị hòa bình lớn diễn ra tại Hà Nội lần này cũng đúng vào kỷ niệm 20 năm ngày UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” cho Hà Nội.
Thứ hai, qua đó, chúng ta cũng đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng quốc tế và cả hai nước khi đề nghị Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị - một đất nước an ninh, an toàn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển, mở cửa thời gian qua và có quan hệ thân thiện, hữu nghị với các quốc gia láng giềng và các quốc gia, cộng đồng quốc tế. Một ý nghĩa rất quan trọng nữa, đây còn là dịp để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Đăng ký cho tới hôm nay (ngày 21/2) có 2.600 phóng viên quốc tế. Những người đến đây sẽ được tận mắt chứng kiến những thành tựu các mặt ở Việt Nam cũng như về đất nước và con người Việt Nam.
Việt Nam đã từng là nước đi đàm phán hòa bình, còn bây giờ Việt Nam lại là nơi tổ chức đàm phán cho hòa bình, Thứ trưởng có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa ngoại giao của việc tổ chức đàm phán hòa bình?
Trong suốt quá trình lịch sử của mình, cả trong lịch sử hàng nghìn năm cũng như cận đại, hiện đại, Việt Nam là một dân tộc rất yêu chuộng hòa bình nhưng cũng đã từng gánh chịu những cuộc chiến tranh. Hiệp định Genève năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương đã được ký kết tại Thụy Sỹ. Lần này, tại Hà Nội, chúng ta là nước chủ nhà, đóng góp vào vấn đề kiến tạo hòa bình cho khu vực và trên thế giới. Đó là một thay đổi rất lớn thể hiện vị thế, năng lực, đổi mới của chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực.
Cán bộ kỹ thuật của VNPT lắp đặt thiết bị, đường truyền viễn thông quốc tế, mạng Internet phục vụ phóng viên tới tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
 Cán bộ kỹ thuật của VNPT lắp đặt thiết bị, đường truyền viễn thông quốc tế, mạng Internet phục vụ phóng viên tới tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Tin mới