Tổng thống Zelensky bị đe dọa đảo chính, Tổng thống Putin “thất vọng“
Chiến trường Nga-Ukraine đang giằng co quyết liệt, không bên nào giành được lợi thế rõ ràng. Trong khi Tổng thống Zelensky bị đe dọa đảo chính, Tổng thống Putin ra lệnh tuyển thêm 180.000 quân.
Tiến Minh (Theo Sina)
Xem toàn bộ ảnh
Cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày thứ 946 và tình hình chiến sự bắt đầu có lợi rõ ràng cho Nga. Các hoạt động của Quân đội Ukraine ở khu vực Kursk chỉ có thể dẫn đến thất bại. Sau khi ổn định được chiến tuyến ở khu vực Kursk, Quân đội Nga bắt đầu phản công. Khi mùa đông đang đến gần, cuộc tấn công của Nga sẽ ngày càng trở nên ác liệt hơn!
Khi tình hình chiến sự tiếp tục xấu đi, Ukraine thực tế đã bắt đầu ngày càng thiên về đàm phán hòa bình, nhưng lực lượng phản đối đàm phán hòa bình cũng không hề yếu. Vào ngày 17/9, chỉ huy đơn vị UAV của Ukraine, Veronika, đe dọa: "Nếu Nga và Ukraine đàm phán và đạt được các điều khoản đình chiến mà người Ukraine không thích, thì hàng triệu binh sĩ Ukraine sẽ lật đổ chính quyền Ukraine".
Veronika cũng cho rằng, Tổng thống Zelensky đang sợ một cuộc đảo chính quân sự nếu chiến tranh kết thúc, với cái giá là phải nhượng bộ lãnh thổ. Tổng thống Ukraine thực tế đã gặp phải nguy cơ đảo chính, khi một số phần tử cực đoan ở Ukraine thực tế vẫn chưa có ý định thừa nhận thất bại trong cuộc chiến.
Theo Viện nghiên cứu chiến tranh Mỹ (ISW), hiện có rất nhiều sự bất mãn trong Quân đội Ukraine. Nếu muốn chấm dứt chiến tranh, trước tiên quân Nga phải phá vỡ xương sống của phe chủ chiến, sau đó sẽ tiến hành nhiều trận quyết chiến chiến lược, trước khi có cơ hội đàm phán hòa bình.
Phe chủ chiến của Quân đội Ukraine nhận thức rất rõ những thay đổi của tình hình. Rõ ràng là họ không còn “quyết tâm chiến đấu đến cùng” như trước nữa. Lữ đoàn biệt kích Azov số 3, theo tinh thần dân tộc cực đoan, bắt đầu có ý thức “bảo toàn sức mạnh” của mình, sau khi Tướng Syrsky nhậm chức Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine.
Đã rất nhiều lần chỉ huy Lữ đoàn Azov công khai chống lại mệnh lệnh cấp trên, không tham gia chiến đấu; đồng thời liên tục chỉ trích các kế hoạch chiến đấu của lãnh đạo Quân đội Ukraine. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, khi lực lượng này có thể tiến hành đảo chính bất cứ lúc nào vì họ nắm giữ sức mạnh quân sự và vẫn có khả năng chiến đấu.
Còn về phía Nga, Điện Kremlin không có ý định tìm kiếm hòa bình trong ngắn hạn và nước này đang nỗ lực hơn nữa. Ngày 16/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh tăng quân số trong Lực lượng Vũ trang Nga lên 2,389 triệu người, trong đó có 1,5 triệu quân nhân.
Điều này tương đương với một đợt tuyển mộ thêm 180.000 quân nhân và mục đích là để tiếp tục chiến đấu. Do lính nghĩa vụ Nga không thể ra nước ngoài chiến đấu, nên họ có thể tuyển mộ binh sĩ hợp đồng trực tiếp, sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Không chỉ vì tình hình chiến tranh hiện tại mà còn vì tương lai, ngay cả khi chiến tranh kết thúc, cái gọi là làn sóng “giải trừ quân bị toàn cầu” cũng sẽ chấm dứt. Các nước châu Âu chắc chắn sẽ mở rộng quân đội trên quy mô lớn, và Nga cũng phải chuẩn bị.
Sau Chiến tranh Lạnh, các nước châu Âu và châu Mỹ đã gài bẫy các nước khác và dẫn đầu trong việc giải trừ quân bị. Kết quả là, các nước châu Âu và châu Mỹ thậm chí còn cắt giảm vũ khí quyết liệt hơn. Ngày nay, việc tăng cường sức mạnh quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh sẽ trở thành xu hướng chủ đạo toàn cầu.
Tình hình hiện tại của Quân đội Ukraine khá tệ và viện trợ quân sự của NATO chưa phát huy tác dụng. Vào ngày 17/9, trên hướng mặt trận Pokrovsk, Quân đội Nga đã thu giữ một chiếc xe tăng M1A1SA Abram do Mỹ viện trợ vẫn được bọc giáp phản ứng nổ (ERA) bị Quân đội Ukraine bỏ lại.
Đây cũng là chiếc xe tăng M1A1SA mà Nga thu được còn trong tình trạng tốt. Việc nó được vận chuyển bằng xe kéo cho thấy, khả năng kiểm soát chiến trường của Quân đội Nga rất ổn định. Mặc dù viện trợ quân sự do Mỹ cung cấp cho Ukraine là rất lớn, có thể nhiều hơn mức yêu cầu, nhưng vẫn không thể theo kịp tốc độ tổn thất.
Hiện số xe tăng M1A1SA do Mỹ hỗ trợ Ukraine còn lại đã tạm thời rút khỏi tiền tuyến để nâng cấp phòng thủ, nhưng nó vẫn không thể chống lại các loại vũ khí chống tăng và chiến thuật săn lùng của Nga. Trong số 31 xe tăng M1A1SA đã được chuyển giao cho Ukraine, đã có hơn 20 chiếc đã bị phá hủy.
Hiện tại tình hình chiến sự đang thuận lợi cho Nga, nhưng Ukraine trước mắt sẽ không sụp đổ; tuy nhiên, đến năm sau, ước tính Ukraine sẽ gần như bị đánh bại. Bây giờ phương Tây cũng bắt đầu tỏ ra thất vọng. Ngày 17/9, Mỹ tuyên bố: "Quân đội Ukraine đã kiệt sức và không thể tiếp tục chiến đấu mãi".
Tổng thống Mỹ Biden từng hết lòng ủng hộ Ukraine "bằng mọi giá", tuy nhiên nhiệm kỳ của ông không còn dài, trong khi NATO chưa sẵn sàng mở rộng quy mô cuộc chiến, vì một khi chiến tranh giữa NATO và Nga bắt đầu, thì họ không có khả năng chiến thắng.
Vì vậy, tình hình chiến trường hiện nay giữa Nga và Ukraine tiếp tục bổ sung quân, Quân đội Nga tiếp tục tấn công, Ukraine cũng sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng UAV hoặc bằng tên lửa tầm xa. Như vậy cuộc chiến giữa hai bên còn lâu mới kết thúc. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Kyiv Independent, TASS, Sputnik).