Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm Dầu khí, Ngân hàng và Vingroup bùng nổ

Tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5 đã rất tích cực cả về điểm số và thanh khoản, khi nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn với triển vọng của thị trường. Trong đó, đáng kể là tác động của giá dầu thô phục hồi đến nhóm dầu khí và nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng có sự đồng thuận cao, bên cạnh nhóm 3 cổ phiếu lớn Vingroup.
 

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 44,62 điểm (+5,80%), lên 813,73 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 23.573 tỷ đồng, khối lượng đạt 1,35 tỷ cổ phiếu.

HNX-Index tăng 3,185 điểm (+2,98%), lên 110,02 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX đạt 2.053 tỷ đồng, khối lượng đạt 236 triệu cổ phiếu.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí đã tăng vọt nhờ hưởng lợi từ diễn biến giá dầu thế giới phục hồi với các mã như GAS (+9,78%), PLX (+8,7%), PVD (+5,9%), PVS (+4,3%), OIL (+6,7%), PVT (+3,26%), PXS (+6,59%)…

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng cũng bật tăng mạnh với VCB (+8,1%), BID (+6,7%), CTG (+4,5%), TCB (+9,88%), VPB (+11,2%), MBB (+4,1%), HDB (+8,47%), STB (+4,62%), TPB (+4,02%), ACB (+4,4%), SHB (+6,9%)...

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khác như nhóm Vingroup với VIC (+6,09%), VHM (+11,48%), VRE (+9,52%).

Các mã VNM (+6,06%), SAB (+5,52%), MSN (+3,74%), VJC (+3,9%), HPG (+8,84%)...

Các cổ phiếu tăng cao nhất trên sàn HOSE trong tuần đa số là các mã có thông tin riêng, chẳng hạn như SVC, với giao dịch khá sôi động sau khi có tin cổ đông ngoại là Endurance Capital Vietnam I Ltd đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 1,14 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu KDC cũng tăng vọt sau khi có tin Phó chủ tịch HĐQT, ông Trần Lệ Nguyên đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu.

HTN tăng mạnh sau khi báo lãi kỷ lục trong quý I/2020 với doanh thu thuần 1.059,4 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế 117,4 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần. Đây cũng là quý có doanh thu cũng như lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử của HTN.

Tương tự là RAL với hiệu ứng kết quả kinh doanh khả quan, với báo cáo lợi nhuận sau thuế quý I/2020 đạt 75,4 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý là cặp đôi ngành xây lắp điện PC1 và VRE, khi dắt tay nhau tăng mạnh, mặc dù gần đây không có thông tin nào mới đáng kể. 

Trái lại, ở nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất đa số là các mã thị trường do gặp áp lực chốt lời, đặc biệt là CLG, sau khi đã tăng gần 20% trong tuần trước.

LGL giảm sâu sau khi báo doanh thu tuần trong quý I/2020 chỉ đạt 41 tỷ đồng, bằng 8% cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 840 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 25,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, LMH tiếp tục bị bán không tiếc tay với án hủy niêm yết bắt buộc đang treo lơ lửng. Mới đây nhất, LMH báo lỗ hơn 7 tỷ đồng trong quý I/2020.

Trên sàn HNX, giao dịch đáng chú ý nhất thuộc về KLF. Sau chuỗi 8 phiên liên tiếp tăng kịch trần trước kỳ nghỉ lễ (20 đến 29/4), với thanh khoản bùng nổ, cổ phiếu này đã bị bán mạnh khi thị trường giao dịch trở lại với 4 trên 5 phiên gần nhất giảm sàn. 

Trên UpCoM, diễn biến không có quá nhiều điểm đáng kể, khi đa số các mã biến động mạnh nhất có thanh khoản không đáng kể.

Trong tuần, UpCoM đón Tân binh DXD của CTCP Đầu tư và Xây dựng – VVMI với hơn 1,01 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch, với giá tham chiếu 10.000 đồng/cổ phiếu, nhưng trong phiên đầu tiên 8/5 đã không có giao dịch. 

Ngân 98 lột sạch đồ gây sốc

(VietnamDaily) - Bị chỉ trích là "khùng" khi mặc bikini, Ngân 98 tức tối lột sạch quần áo khi tắm biển khiến dân mạng sốc nặng.

An mac thieu vai da la gi, Ngan 98 lot sach do gay soc
 Ngân 98 vốn nổi danh là một hot girl tai tiếng, ưa phát ngôn gây sốc, ăn mặc hở hang và chụp ảnh phản cảm. Dường như việc bị chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội chẳng phải vấn đề so với cô.

Cuộc sống ở thủ đô Indonesia những ngày phong tỏa vì COVID-19

(VietnamDaily) - Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh, chính quyền Jakarta đã áp đặt các biện pháp hạn chế khiến cuộc sống của người dân ở thủ đô Indonesia bị ảnh hưởng nhiều.

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19
 Theo DW, chính quyền Jakarta đã áp đặt các biện pháp hạn chế cho đến ngày 22/5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Trong thời gian này, người dân sẽ phải ở nhà và các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Khu phố cổ ở thủ đô Indonesia vắng vẻ lạ thường những ngày này, khác hẳn cảnh đông đúc du khách trước đây. (Nguồn ảnh: DW/Reuters)
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-2
 Kể từ ngày 20/4, hệ thống tàu điện ngầm tốc độ cao MRT đóng cửa 5 nhà ga ở thủ đô Jakarta. Thời gian hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm này cũng bị giới hạn, chỉ chạy từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều mỗi ngày. Hành khách được yêu cầu đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-3
Yulianti (trái) and Esa Dwinov (phải) dùng chung một chiếc điện thoại trong vài tuần qua. Dwinov đang học tiểu học và phải học trực tuyến trong thời gian phong tỏa. Bài tập được đưa ra thông qua các ứng dụng nhắn tin, và học sinh, phụ huynh phải gửi ảnh để chứng minh đã tham gia buổi học. 
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-4
Tuy nhiên, trong khu ổ chuột Tanah Rendah ở Kampung Melayu, Đông Jakarta, việc giữ khoảng cách xã hội là điều khó thực hiện, bởi mật độ dân số cao. 
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-5
Nhiều người lao động ở Jakarta mất thu nhập bởi các biện pháp hạn chế. Taxi không được phép đón khách, song vẫn được vận chuyển hàng hóa. Nhiều người bán hàng rong ở thủ đô Indonesia cũng mất nguồn thu vì lệnh phong tỏa. 
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-6
Cảnh sát có thể giải tán bất cứ sự kiện nào tập trung hơn 5 người. Người vi phạm có thể đối mặt với án tù một năm hoặc khoản tiền phạt lên tới 6.350 USD. 
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-7
 Cảnh sát Jakarta đã thiết lập một số trạm kiểm soát ở thủ đô để theo dõi việc thực thi các biện pháp hạn chế. 
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-8
Tổng thống Indonesia Joko Widodo thừa nhận hồi tháng trước rằng chính phủ đã giữ kín thông tin về sự bùng phát của COVID-19 để tránh gây hoang mang. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc tuân thủ khoảng cách xã hội và tỷ lệ xét nghiệm thấp làm dấy lên mối lo ngại rằng mức độ bùng phát dịch bệnh tại Indonesia tồi tệ hơn con số được công bố.