Xem toàn bộ ảnh
Lịch sử quân sự thế giới đã chứng minh rằng việc được trang bị một mẫu vũ tốt giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của binh sĩ trên chiến trường, khi chúng vừa là thứ giúp tiêu diệt lẫn bảo vệ họ trước kẻ thù. Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi cỗ máy chiến tranh thế giới đã lên mức đỉnh điểm, và sau đây là top 10 mẫu vũ khí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: The Atlantic. |
Đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng danh sách này là mẫu súng trường bán tự động M1 Garand - vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Mỹ trong CTTG 2 cũng như nhiều thập kỷ sau đó. Với Garand, binh sĩ Mỹ thực sự có ưu thế trước kẻ thù trên mọi mặt trận, khi kẻ thù của họ chỉ được trang bị những khẩu súng trường lên đạn từng viên kiểu truyền thống. Nguồn ảnh: Gun Digest. |
Với trọng lượng 5.3kg và dài 1.100mm, Garand có phần nặng hơn các mẫu súng trường cùng thời tuy nhiên bù lại nó có lợi thế về khả năng bắn bán tự động khi chỉ cần lên đạn một lần cho loạt bắn 8 viên. Ngoài ra tầm bắn hiệu quả của nó cũng có thể lên đến hơn 450m vừa đủ cho một mẫu súng trường tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: Popular Mechanics. |
Với những gì Garand đã thể hiện, nó có thể được xem là mẫu súng trường “tấn công” được hoàn thiện đầu tiên của Quân đội Mỹ tạo tiền đề cho những thiết kế súng trường tấn công sau này. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Nếu người Mỹ có thể tự hào với sự “lột xác” của mình với M1 Garand thì người Anh lại thể hiện sự trung thành của mình với Lee-Enfield, mẫu súng trường tiêu chuẩn của họ trong suốt 50 trước đó thậm chí sau khi kết thúc CTTG 2 nó vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội nhiều nơi trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Dù có thiết kế lỗi thời ngay cả sau khi được nâng cấp lên các biến thể SMLE, Lee-Enfield vẫn dành được sự ưu ái của binh lính Anh trong nhiều cuộc chiến trước CTTG 2 và sau đó. Với tầm bắn lên đến hơn 2.000m hoặc hiệu quả trong 500m kết hợp với đó là độ chính xác đáng kinh ngạc cùng kẹp đạn 10 viên Lee-Enfield giúp lính Anh có ưu thế hơn hẳn kẻ thù của mình là người Đức với những khẩu Karabiner 98k. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Sau CTTG 2, Lee-Enfield tiếp tục phục vụ trong quân đội nhiều nước trên thế giới và trở thành một biểu tượng của nước Anh trong nhiều cuộc chiến khi có tới hơn 17 triệu khẩu súng loại này được chế tạo. Nguồn ảnh: vimyfoundation.ca. |
Đứng ở vị trí thứ 8 là súng lục bán tự động Colt M1911, thước đo tiêu chuẩn dành cho mọi khẩu súng lục trong thế kỷ 20 và cả hiện tại. Cũng giống như M1 Garand, M1911 cũng là mẫu vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ trong CTTG 2 cũng như nhiều nước Đồng Minh và nó là mẫu vũ khí cá nhân có thiết kế tốt nhất từng được chế tạo trong suốt hàng trăm năm kể từ khi súng lục xuất hiện. Nguồn ảnh: Nexus Mods. |
Với trọng lượng chỉ 1.1kg và có chiều dài khoảng 210mm, M1911 ưu việt hơn nhiều mẫu súng lục cùng thời và là loại vũ khí hiệu quả trong cận chiến. Ngoài ra nó còn thiết kế bền bỉ và đáng tin cậy được chứng minh qua cả hai cuộc đại chiến thế giới. Nguồn ảnh: Reddit. |
Ngoài thiết kế của mình, cỡ đạn .45 ACP (11.43×23mm) của M1911 còn trở thành tiêu chuẩn chung cho nhiều mẫu súng lục bán tự động lẫn tự động ngày nay. Bản thân M1911 vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội và lực lượng an ninh tại hơn 28 quốc gia cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Armor Plate Press. |
Cái tên tiếp theo đến từ Mặt trận Phía Đông đó chính là mẫu tiểu liên PPSh-41 vũ khí tiêu chuẩn của Hồng quân Liên Xô trước và sau CTTG 2, độ phổ biến của nó có lẽ chỉ đứng sau súng trường Mosin Nagant và là một trong những mẫu vũ khí đáng sợ nhất từng con người chế tạo. Nguồn ảnh: The Truth About Guns. |
Có trọng lượng 3.6kg chưa kể hộp tiếp đạn, PPSh-41 có tốc độ bắn lên tới 1.000 viên/phút đi kèm với đó là trống đạn tròn tiêu chuẩn 71 viên cung cấp sức mạnh hỏa lực áp đảo cho binh sĩ Liên Xô trên chiến trường. Dù có tầm bắn khá hạn chế từ 250m đổ lại nhưng PPSh-41 tỏ ra khá hiệu quả trong cận chiến nhất là trong môi trường đô thị. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Giống như nhiều mẫu vũ khí khác của Liên Xô trong CTTG 2, PPSh-41 sở hữu một thiết kế bền bỉ, đáng tin cậy và dễ chế tạo cho phép nó có thể hoạt động trên mọi loại điều kiện chiến trường. Theo thông kế trong chiến tranh trung binh mỗi ngày các nhà máy Liên Xô cho ra đời khoảng 3.000 khẩu PPSh-41 các loại. Nguồn ảnh: Reddit. |
Ở vị trí thứ 6 trong danh sách là một mẫu tiểu liên khác đến từ Anh và không ai khác chính là Sten cái tên gắn liền với Quân đội Anh và lực lượng kháng chiến Châu Âu trong CTTG 2. Nguồn ảnh: maanpuolustus.net. |
Không giống như nhiều mẫu tiểu liên cùng thời khác, Sten là sản phẩm được phát triển dựa trên sự lo sợ của người Anh trước nguy cơ xâm lược từ quân Đức do đó nó có thiết kế cực kỳ đơn giản, dễ chế tạo và có giá cực rẻ. Trái ngược với quá trình phát triển sơ sài, Sten lại sở hữu cho mình khả năng chiến đấu tuyệt vời nhất là trong cận chiến. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Được làm hoàn toàn bằng kim loại với trọng lượng chỉ 3.2kg và dài 760mm, Sten thực sự là một mẫu vũ khí bền bỉ trên chiến trường. Tốc độ bắn của nó có thể lên đến 500 viên/phút với tầm bắn hiệu quả khoảng 100m cùng với đó là hộp tiếp đạn 32 viên. Bên cạnh đó Sten còn được trang bị cả nòng giảm thanh lẫn lưỡi lê chuyên dụng dành cho các đơn vị tác chiến đặc biệt điển hình SAS cơn ác mộng của quân Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: historicalfirearms.info. |