Top 10 sự thật cực kỳ khó tin về loài bọ que kỳ quái

Top 10 sự thật cực kỳ khó tin về loài bọ que kỳ quái

Bộ Bọ que (Phasmatodea) gồm những loài côn trùng kỳ lạ bậc nhất thế giới. Ngoài cơ thể trông giống hệt cành cây, chúng còn nhiều đặc điểm lý thú mà ít người biết đến.

Xem toàn bộ ảnh
 1. Loài côn trùng dài nhất thế giới. Trong thế giới côn trùng,  bọ que được công nhận là loài dài nhất thế giới. Kỷ lục về độ dài thuộc về loài bọ que Pharnacia serratipes, được phát hiện ở đảo Borneo năm 2008. Cá thể trưởng thành của chúng có thân dài 35, tỉnh cả các chân là 56 cm.
1. Loài côn trùng dài nhất thế giới. Trong thế giới côn trùng, bọ que được công nhận là loài dài nhất thế giới. Kỷ lục về độ dài thuộc về loài bọ que Pharnacia serratipes, được phát hiện ở đảo Borneo năm 2008. Cá thể trưởng thành của chúng có thân dài 35, tỉnh cả các chân là 56 cm.
 2. Khả năng biến đổi màu sắc. Một số loài bọ que có thể thay đổi màu sắc, giống như tắc kè hoa, tùy thuộc vào môi trường sống. Dạng thường gặp là màu nâu - giống cành cây khô - và màu xanh - giống cành lá còn tươi.
2. Khả năng biến đổi màu sắc. Một số loài bọ que có thể thay đổi màu sắc, giống như tắc kè hoa, tùy thuộc vào môi trường sống. Dạng thường gặp là màu nâu - giống cành cây khô - và màu xanh - giống cành lá còn tươi.
 3. Khả năng "đóng kịch" điêu luyện. Không chỉ có vẻ ngoài trông giống cành cây, một số loài bọ que còn bắt chước những cành cây lay động trong gió bằng cách đung đưa qua lại khi chúng di chuyển.
3. Khả năng "đóng kịch" điêu luyện. Không chỉ có vẻ ngoài trông giống cành cây, một số loài bọ que còn bắt chước những cành cây lay động trong gió bằng cách đung đưa qua lại khi chúng di chuyển.
 4. Tái tạo tứ chi. Nếu bị kẻ săn mồi cắn vào chân, bọ que có thể trốn thoát bằng cách tự làm đứt rời chân mình ở một khớp yếu. Nếu bọ que còn non, chúng có thể tái sinh chân vào lần lột xác tiếp theo. Trong một số trường hợp, bọ trưởng thành cũng có thể mọc lại chân theo cách này.
4. Tái tạo tứ chi. Nếu bị kẻ săn mồi cắn vào chân, bọ que có thể trốn thoát bằng cách tự làm đứt rời chân mình ở một khớp yếu. Nếu bọ que còn non, chúng có thể tái sinh chân vào lần lột xác tiếp theo. Trong một số trường hợp, bọ trưởng thành cũng có thể mọc lại chân theo cách này.
 5. Tự vệ bằng mùi hôi và gai nhọn. Không chỉ tự vệ bằng cách ngụy trang hoặc rụng chân, nhiều loài bọ que còn dùng mùi hôi để xua đuổi kẻ thù. Chúng sẽ nôn ra một chất có mùi khó chịu hoặc chảy ra máu có mùi hôi từ các khớp trên cơ thể. Một số loài thì có gai tua tủa khiến kẻ săn mồi không nuốt nổi.
5. Tự vệ bằng mùi hôi và gai nhọn. Không chỉ tự vệ bằng cách ngụy trang hoặc rụng chân, nhiều loài bọ que còn dùng mùi hôi để xua đuổi kẻ thù. Chúng sẽ nôn ra một chất có mùi khó chịu hoặc chảy ra máu có mùi hôi từ các khớp trên cơ thể. Một số loài thì có gai tua tủa khiến kẻ săn mồi không nuốt nổi.
 6. Giả chết. Khi bị đe dọa và các phương thức tự vệ trên không có hiệu quả, bọ que có thể đột ngột buông mình rơi xuống từ nơi đang bám và bất động như xác chết. Chiến lược giả chết này rất hiệu quả trước những loài ưa con mồi sống như chim và chuột.
6. Giả chết. Khi bị đe dọa và các phương thức tự vệ trên không có hiệu quả, bọ que có thể đột ngột buông mình rơi xuống từ nơi đang bám và bất động như xác chết. Chiến lược giả chết này rất hiệu quả trước những loài ưa con mồi sống như chim và chuột.
 7. Sinh sản không cần con đực. Nhờ khả năng sinh sản đơn tính, những con bọ que cái có thể đẻ hàng trăm trứng mà không cần đến con đực. Tất cả bọ que non nở ra sẽ là bọ cái. Trên thực tế, có nhiều loài bọ que mà các nhà khoa học chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ con đực nào.
7. Sinh sản không cần con đực. Nhờ khả năng sinh sản đơn tính, những con bọ que cái có thể đẻ hàng trăm trứng mà không cần đến con đực. Tất cả bọ que non nở ra sẽ là bọ cái. Trên thực tế, có nhiều loài bọ que mà các nhà khoa học chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ con đực nào.
 8. Trứng giống hạt cây. Bọ que mẹ thường thả trứng ngẫu nhiên trên nền rừng. Do những quả trứng này rất giống hạt cây, cùng với việc rải rác khắp nơi, nguy cơ bị kẻ ăn thịt xơi tái sẽ được giảm thiểu.
8. Trứng giống hạt cây. Bọ que mẹ thường thả trứng ngẫu nhiên trên nền rừng. Do những quả trứng này rất giống hạt cây, cùng với việc rải rác khắp nơi, nguy cơ bị kẻ ăn thịt xơi tái sẽ được giảm thiểu.
 9. Cộng sinh với kiến. Trứng bọ que có một viên nang béo giàu dinh dưỡng, thu hút kiến tha về tổ của mình. Sau khi kiến ăn phần chất béo, kiến ném phần trứng còn lại vào "đống rác" của chúng. Đây là nơi trứng được bảo vệ trước các mối nguy cơ. Sau khi nở ra, nhộng tìm đường ra khỏi tổ kiến.
9. Cộng sinh với kiến. Trứng bọ que có một viên nang béo giàu dinh dưỡng, thu hút kiến tha về tổ của mình. Sau khi kiến ăn phần chất béo, kiến ném phần trứng còn lại vào "đống rác" của chúng. Đây là nơi trứng được bảo vệ trước các mối nguy cơ. Sau khi nở ra, nhộng tìm đường ra khỏi tổ kiến.
 10. Tự ăn xác mình. Sau mỗi lần lột xác, bọ que sẽ căn cái xác vừa lột của chính mình. Điều này vừa giúp chúng bổ sung protein, vừa xóa dấu vết có thể khiến chúng bị phát hiện bởi kẻ thù.
10. Tự ăn xác mình. Sau mỗi lần lột xác, bọ que sẽ căn cái xác vừa lột của chính mình. Điều này vừa giúp chúng bổ sung protein, vừa xóa dấu vết có thể khiến chúng bị phát hiện bởi kẻ thù.
Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.

GALLERY MỚI NHẤT