Top 5 giả thuyết kỳ lạ về bãi đá cổ Stonehenge

Top 5 giả thuyết kỳ lạ về bãi đá cổ Stonehenge

(Kiến Thức) - Bãi đá cổ Stonehenge là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử nhân loại. Giới chuyên gia đã đưa ra nhiều giả thuyết về công trình này.

Xem toàn bộ ảnh
1. Là nơi chôn cất. Theo một nghiên cứu, Stonehenge có thể ban đầu được xây dựng thành một nghĩa trang dành cho tầng lớp quý tộc. Vào hơn 1 thế kỷ trước, giới chuyên gia đã phát hiện mảnh xương người đầu tiên. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ cho rằng những mảnh xương đó không quan trọng và chôn cất chúng lại.
1. Là nơi chôn cất. Theo một nghiên cứu, Stonehenge có thể ban đầu được xây dựng thành một nghĩa trang dành cho tầng lớp quý tộc. Vào hơn 1 thế kỷ trước, giới chuyên gia đã phát hiện mảnh xương người đầu tiên. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ cho rằng những mảnh xương đó không quan trọng và chôn cất chúng lại.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu Anh đã khai quật được hơn 50.000 mảnh xương của 63 người ở Stonehenge. Thông qua kiểm tra, các chuyên gia xác định được thi thể của nam giới và nữ giới cũng như một số mảnh xương thuộc về trẻ em. Theo nhà nghiên cứu nghiên cứu Mike Parker Pearson thuộc Đại học Cao đẳng London cho biết việc chôn cất này xảy ra trong khoảng năm 3000 TCN và những tảng đá đầu tiên xuất hiện tại nơi đây để đánh dấu các ngôi mộ.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu Anh đã khai quật được hơn 50.000 mảnh xương của 63 người ở Stonehenge. Thông qua kiểm tra, các chuyên gia xác định được thi thể của nam giới và nữ giới cũng như một số mảnh xương thuộc về trẻ em. Theo nhà nghiên cứu nghiên cứu Mike Parker Pearson thuộc Đại học Cao đẳng London cho biết việc chôn cất này xảy ra trong khoảng năm 3000 TCN và những tảng đá đầu tiên xuất hiện tại nơi đây để đánh dấu các ngôi mộ.
2. Một nơi chữa bệnh. Một giả thuyết khác được đưa ra đó là người dân thời đồ đá coi Stonehenge là một nơi linh thiêng dùng để chữa bệnh. Trong năm 2008, nhà khảo cổ học Geoggrey Wainwright và Timothy Darvill báo cáo rằng, một số lượng lớn những bộ xương được phát hiện ở xung quanh bãi đá cổ Stonehenge có những dấu hiệu của dị dạng hoặc chấn thương.
2. Một nơi chữa bệnh. Một giả thuyết khác được đưa ra đó là người dân thời đồ đá coi Stonehenge là một nơi linh thiêng dùng để chữa bệnh. Trong năm 2008, nhà khảo cổ học Geoggrey Wainwright và Timothy Darvill báo cáo rằng, một số lượng lớn những bộ xương được phát hiện ở xung quanh bãi đá cổ Stonehenge có những dấu hiệu của dị dạng hoặc chấn thương.
Các nhà khảo cổ cũng cho rằng, các hòn đá xanh – loại đá nhỏ hơn tạo thành vòng trong của Stonehenge, được người xưa sử dụng như bùa chú để bảo vệ hay người bệnh đến Stonehenge để chữa bệnh.
Các nhà khảo cổ cũng cho rằng, các hòn đá xanh – loại đá nhỏ hơn tạo thành vòng trong của Stonehenge, được người xưa sử dụng như bùa chú để bảo vệ hay người bệnh đến Stonehenge để chữa bệnh.
3. Ảo giác âm thanh. Tiến sĩ Steven Waller, chuyên gia nghiên cứu về đặc tính âm thanh tại các di chỉ cổ cho hay Stonehenge có thể là nơi mà người cổ đại tạo ra một thứ ảo giác âm thanh. Theo đó, nếu có hai người cùng thổi sáo trong khu vực này, thì khi đi bộ quanh Stonehenge, bạn sẽ nghe thấy một thứ âm thanh vô cùng kỳ lạ.
3. Ảo giác âm thanh. Tiến sĩ Steven Waller, chuyên gia nghiên cứu về đặc tính âm thanh tại các di chỉ cổ cho hay Stonehenge có thể là nơi mà người cổ đại tạo ra một thứ ảo giác âm thanh. Theo đó, nếu có hai người cùng thổi sáo trong khu vực này, thì khi đi bộ quanh Stonehenge, bạn sẽ nghe thấy một thứ âm thanh vô cùng kỳ lạ.
Các sóng âm thanh phát ra từ phía mỗi người chơi sẽ loại trừ lẫn nhau, tạo ra điểm âm thanh khác biệt. Tuy giả thuyết của tiến sĩ Waller chỉ là suy đoán nhưng các nhà nghiên cứu khác đều có chung nhận định rằng, bãi đá cổ Stonehenge là nơi tạo ra những âm thanh tuyệt vời.
Các sóng âm thanh phát ra từ phía mỗi người chơi sẽ loại trừ lẫn nhau, tạo ra điểm âm thanh khác biệt. Tuy giả thuyết của tiến sĩ Waller chỉ là suy đoán nhưng các nhà nghiên cứu khác đều có chung nhận định rằng, bãi đá cổ Stonehenge là nơi tạo ra những âm thanh tuyệt vời.
4. Một đài quan sát thiên văn. Theo một giả thiết khác, Stonehenge là một trong những đài thiên văn cổ xưa nhất thế giới được các thầy tế xây dựng. Vào mùa hè, trục quay của Stonehenge nằm trùng khớp với góc Mặt Trời mọc.
4. Một đài quan sát thiên văn. Theo một giả thiết khác, Stonehenge là một trong những đài thiên văn cổ xưa nhất thế giới được các thầy tế xây dựng. Vào mùa hè, trục quay của Stonehenge nằm trùng khớp với góc Mặt Trời mọc.
Các chuyên gia cũng tìm thấy những bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng một số con lợn bị giết mổ tại Stonehenge vào tháng 12 và tháng 1 có thể dùng trong các lễ kỷ niệm hoặc nghi lễ vào dịp đông chí.
Các chuyên gia cũng tìm thấy những bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng một số con lợn bị giết mổ tại Stonehenge vào tháng 12 và tháng 1 có thể dùng trong các lễ kỷ niệm hoặc nghi lễ vào dịp đông chí.
5. Bài tập xây dựng nhóm. Stonehenge có thể là một công trình được xây dựng giống như bài tập xây dựng nhóm thời cổ đại. Theo giáo sư Pearson, khu vực bãi đá cổ Stonehenge bắt đầu quá trình xây dựng trùng với thời điểm tăng dân số thời đồ đá ở Anh. Có lẽ người cổ đại đã liên kết, chung sức với nhau để xây dựng một đài tưởng niệm.
5. Bài tập xây dựng nhóm. Stonehenge có thể là một công trình được xây dựng giống như bài tập xây dựng nhóm thời cổ đại. Theo giáo sư Pearson, khu vực bãi đá cổ Stonehenge bắt đầu quá trình xây dựng trùng với thời điểm tăng dân số thời đồ đá ở Anh. Có lẽ người cổ đại đã liên kết, chung sức với nhau để xây dựng một đài tưởng niệm.
"Stonehenge là một công trình lớn, đòi hỏi hàng ngàn lao động tham gia công việc di chuyển đá từ những nơi xa xôi như phía Tây xứ Wales, sắp xếp và bố trí chúng. Công việc này đòi hỏi mọi người phải đồng lòng, nhất trí thì công việc mới thành công", giáo sư Pearson cho hay.
"Stonehenge là một công trình lớn, đòi hỏi hàng ngàn lao động tham gia công việc di chuyển đá từ những nơi xa xôi như phía Tây xứ Wales, sắp xếp và bố trí chúng. Công việc này đòi hỏi mọi người phải đồng lòng, nhất trí thì công việc mới thành công", giáo sư Pearson cho hay.

GALLERY MỚI NHẤT