Top 5 nhà phát minh giúp nước Anh chiến thắng CTTG 1

Top 5 nhà phát minh giúp nước Anh chiến thắng CTTG 1

(Kiến Thức) - Xe tăng, máy bay trinh sát, hệ thống phản pháo, lựu đạn...là những phát minh lớn giúp nước Anh giành thắng lợi trong Chiến tranh Thế giới thứ 1.

Xem toàn bộ ảnh
Có một thực tế là bất kỳ quốc gia nào sở hữu nền khoa học công nghệ mạnh sẽ luôn chiếm phần thắng nhiều hơn trong mọi cuộc chiến. Điều này hoàn toàn đúng đối với Anh trong  Chiến tranh Thế giới thứ 1 khi các nhà phát minh của họ đã cho ra đời những loại vũ khí mà người Đức có nằm mơ cũng không nghĩ ra được.
Có một thực tế là bất kỳ quốc gia nào sở hữu nền khoa học công nghệ mạnh sẽ luôn chiếm phần thắng nhiều hơn trong mọi cuộc chiến. Điều này hoàn toàn đúng đối với Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 khi các nhà phát minh của họ đã cho ra đời những loại vũ khí mà người Đức có nằm mơ cũng không nghĩ ra được.
Hầu hết các thành tựu quân sự trong CTTG 1 đều thuộc về Anh và một trong số đó có thể nói tới việc phát minh ra ảnh viễn thám phục vụ cho mục đích quân sự. Đi đầu trong lĩnh vực này chính là John Moore-Brabazon - một nhà phát minh hàng không của Anh trong đầu thế kỷ 20.
Hầu hết các thành tựu quân sự trong CTTG 1 đều thuộc về Anh và một trong số đó có thể nói tới việc phát minh ra ảnh viễn thám phục vụ cho mục đích quân sự. Đi đầu trong lĩnh vực này chính là John Moore-Brabazon - một nhà phát minh hàng không của Anh trong đầu thế kỷ 20.
Trong CTTG 1, việc sử dụng máy bay cho mục đích quân sự khá đơn giản và chỉ bó hẹp cho nhiệm vụ không chiến và đôi khi là cả ném bom. Tuy nhiên Brabazon đã nảy ra một ý tưởng hoàn toàn mới khi quyết định sử dụng máy bay như một phương tiện trinh sát trên không và chính sự hiểu biết về cả máy ảnh lẫn máy bay đã giúp ông hiện thực hóa ý tưởng này.
Trong CTTG 1, việc sử dụng máy bay cho mục đích quân sự khá đơn giản và chỉ bó hẹp cho nhiệm vụ không chiến và đôi khi là cả ném bom. Tuy nhiên Brabazon đã nảy ra một ý tưởng hoàn toàn mới khi quyết định sử dụng máy bay như một phương tiện trinh sát trên không và chính sự hiểu biết về cả máy ảnh lẫn máy bay đã giúp ông hiện thực hóa ý tưởng này.
Giá trị những bức ảnh của Brabazon trên chiến trường khá quan trọng khi mọi vị trí phòng thủ của quân Đức đều hiện ra trước mắt các tướng lĩnh Anh và Pháp, từ đó họ có thể đưa ra được các chiến lược tấn công phù hợp. Bên cạnh đó Brabazon còn tiến hành cải tiến các máy bay lẫn máy ảnh để phù hợp hơn cho nhiệm vụ trinh sát trên không thậm chí là cả trinh sát ban đêm.
Giá trị những bức ảnh của Brabazon trên chiến trường khá quan trọng khi mọi vị trí phòng thủ của quân Đức đều hiện ra trước mắt các tướng lĩnh Anh và Pháp, từ đó họ có thể đưa ra được các chiến lược tấn công phù hợp. Bên cạnh đó Brabazon còn tiến hành cải tiến các máy bay lẫn máy ảnh để phù hợp hơn cho nhiệm vụ trinh sát trên không thậm chí là cả trinh sát ban đêm.
Bộ đôi nhà phát minh tiếp theo của Anh chính là William Ashbee Tritton và Thiếu tá Walter Wilson - những người đầu tiên đặt nền móng cho lực lượng tăng thiết giáp của Anh nói riêng và thế giới nói chung. Và dù họ không phải là người phát minh ra những cỗ xe tăng đầu tiên nhưng lại công trong việc hiện thực hóa chúng trên chiến trường vốn trước đó được xem là ý tưởng điên rồ.
Bộ đôi nhà phát minh tiếp theo của Anh chính là William Ashbee Tritton và Thiếu tá Walter Wilson - những người đầu tiên đặt nền móng cho lực lượng tăng thiết giáp của Anh nói riêng và thế giới nói chung. Và dù họ không phải là người phát minh ra những cỗ xe tăng đầu tiên nhưng lại công trong việc hiện thực hóa chúng trên chiến trường vốn trước đó được xem là ý tưởng điên rồ.
Trong đó William Ashbee Tritton là giám đốc của công ty chế tạo máy William Foster ở Lincoln nơi được Quân đội Anh giao nhiệm vụ chế tạo những nguyên mẫu xe tăng Mark I đầu tiên. Và từ một công ty chuyên chế tạo máy nông nghiệp và đầu máy hơi nước William Foster đã nhanh chóng trở thành nơi chuyên cung cấp xe tăng cho Quân đội Anh và các nước đồng minh.
Trong đó William Ashbee Tritton là giám đốc của công ty chế tạo máy William Foster ở Lincoln nơi được Quân đội Anh giao nhiệm vụ chế tạo những nguyên mẫu xe tăng Mark I đầu tiên. Và từ một công ty chuyên chế tạo máy nông nghiệp và đầu máy hơi nước William Foster đã nhanh chóng trở thành nơi chuyên cung cấp xe tăng cho Quân đội Anh và các nước đồng minh.
Cùng với đó là sự hợp tác của Thiếu tá Walter Wilson những chiếc xe tăng do William Foster chế tạo đã nhanh chóng được chuyển ra chiến trường góp phần thay đổi cục diện CTTG 1 cũng như làm thay đổi hoàn toàn lịch sử chiến tranh hiện đại.
Cùng với đó là sự hợp tác của Thiếu tá Walter Wilson những chiếc xe tăng do William Foster chế tạo đã nhanh chóng được chuyển ra chiến trường góp phần thay đổi cục diện CTTG 1 cũng như làm thay đổi hoàn toàn lịch sử chiến tranh hiện đại.
Nhà phát minh thứ 4 có công lớn đối với Quân đội Anh trong CTTG 1 chính là William Lawrence Bragg. Ông có thể được xem như là nhà phát minh ra phương tiện trinh sát pháo binh đầu tiên trên thế giới. Ông cũng là người đồng nhận Giải Nobel Vật lý năm 1915 với cha của mình là Sir William Henry Bragg về phát minh, chế tạo ra dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X và là người trẻ tuổi thứ nhì được nhận giải Nobel.
Nhà phát minh thứ 4 có công lớn đối với Quân đội Anh trong CTTG 1 chính là William Lawrence Bragg. Ông có thể được xem như là nhà phát minh ra phương tiện trinh sát pháo binh đầu tiên trên thế giới. Ông cũng là người đồng nhận Giải Nobel Vật lý năm 1915 với cha của mình là Sir William Henry Bragg về phát minh, chế tạo ra dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X và là người trẻ tuổi thứ nhì được nhận giải Nobel.
Cũng trong năm 1915, Lawrence Bragg tham gia Quân đội Anh và phục vụ trong bộ phận phát triển khoa học và cũng trong thời gian này ông đã phát minh ra một thiết bị giúp quân Anh có thể xác định được trận địa pháo của quân Đức dựa trên âm thanh.
Cũng trong năm 1915, Lawrence Bragg tham gia Quân đội Anh và phục vụ trong bộ phận phát triển khoa học và cũng trong thời gian này ông đã phát minh ra một thiết bị giúp quân Anh có thể xác định được trận địa pháo của quân Đức dựa trên âm thanh.
Theo đó một hệ thống micro thu âm thanh được bố trí dọc chiến tuyến dài hàng km và trong mỗi đợt pháo kích hệ thống này sẽ ghi nhận mọi âm thanh phát ra trên chiến trường. Sau đó Lawrence Bragg cùng các đồng nghiệp của mình sẽ lọc âm thanh này trên nhiều tần số khác nhau cho phép họ xác định vị trí trận địa pháo của quân Đức với độ lệch 50m để phản pháo.
Theo đó một hệ thống micro thu âm thanh được bố trí dọc chiến tuyến dài hàng km và trong mỗi đợt pháo kích hệ thống này sẽ ghi nhận mọi âm thanh phát ra trên chiến trường. Sau đó Lawrence Bragg cùng các đồng nghiệp của mình sẽ lọc âm thanh này trên nhiều tần số khác nhau cho phép họ xác định vị trí trận địa pháo của quân Đức với độ lệch 50m để phản pháo.
Nhà phát minh cuối cùng trong danh sách này là kỹ sư Sir William Mills với mẫu lựu đạn cầm tay có tên Mills bomb. Trên thực tế lựu đạn không phải là phát minh mới trong CTTG 1 nhưng William Mills đã cách mạng hóa loại vũ khí này khi khiến chúng dễ sử dụng hơn và có độ sát thương cao hơn các mẫu lựu đạn cùng thời.
Nhà phát minh cuối cùng trong danh sách này là kỹ sư Sir William Mills với mẫu lựu đạn cầm tay có tên Mills bomb. Trên thực tế lựu đạn không phải là phát minh mới trong CTTG 1 nhưng William Mills đã cách mạng hóa loại vũ khí này khi khiến chúng dễ sử dụng hơn và có độ sát thương cao hơn các mẫu lựu đạn cùng thời.
Với thiết kế kiểu chốt giật nảy đòn bẫy nổ chậm trong 5 giây Mills bomb được đánh giá khá an toàn đối với người sử dụng, bên cạnh đó nó cũng là mẫu lựu đạn phân mảnh đầu tiên được Quân đội Anh sử dụng. Được biết có khoảng 70 triệu quả Mills bomb được Anh chế tạo từ năm 1915 cho đến khi nó bị loại biên hoàn toàn.
Với thiết kế kiểu chốt giật nảy đòn bẫy nổ chậm trong 5 giây Mills bomb được đánh giá khá an toàn đối với người sử dụng, bên cạnh đó nó cũng là mẫu lựu đạn phân mảnh đầu tiên được Quân đội Anh sử dụng. Được biết có khoảng 70 triệu quả Mills bomb được Anh chế tạo từ năm 1915 cho đến khi nó bị loại biên hoàn toàn.

GALLERY MỚI NHẤT