Top 6 điểm du lịch không cẩn thận có thể bị thổi bay

Top 6 điểm du lịch không cẩn thận có thể bị thổi bay

Tại những điểm du lịch này, gió có thể thổi bạn bay khỏi vách đá trên đường leo núi, hay giúp thuyền buồm của bạn lướt nhanh như gắn động cơ.

Xem toàn bộ ảnh
Đỉnh Everest: Với độ cao gần 9.000 m, núi Everest nằm trong luồng khí quyển từ tây sang đông. Luồng khí này mạnh tới mức có thể dễ dàng thổi bay người leo núi xuống vực, nếu không có đai bảo vệ. Ảnh: Dan Rafla.
Đỉnh Everest: Với độ cao gần 9.000 m, núi Everest nằm trong luồng khí quyển từ tây sang đông. Luồng khí này mạnh tới mức có thể dễ dàng thổi bay người leo núi xuống vực, nếu không có đai bảo vệ. Ảnh: Dan Rafla.
Tuy nhiên, luồng khí quyển thay đổi vị trí, nên có những ngày trên  điểm du lịch này lặng gió. Những đoàn leo muốn lên đỉnh Nóc nhà thế giới thường đi vào tháng 5, thời điểm luồng khí quyển ít có khả năng xuất hiện trên Everest. Ảnh: Learnnc.
Tuy nhiên, luồng khí quyển thay đổi vị trí, nên có những ngày trên điểm du lịch này lặng gió. Những đoàn leo muốn lên đỉnh Nóc nhà thế giới thường đi vào tháng 5, thời điểm luồng khí quyển ít có khả năng xuất hiện trên Everest. Ảnh: Learnnc.
Núi Washington, New Hampshire, Mỹ: Đây là nơi từng ghi nhận những cơn gió mạnh nhất lịch sử. Một cơn gió với vận tốc 372 km/h đã giữ kỷ lục thế giới từ năm 1934 tới năm 2010. Sở dĩ núi Washington có gió mạnh như vậy là do nằm trong vùng hay có bão, đồng thời nằm giữa không khí lạnh của phía bắc và không khí ấm của phía nam. Ảnh: Jose Azel.
Núi Washington, New Hampshire, Mỹ: Đây là nơi từng ghi nhận những cơn gió mạnh nhất lịch sử. Một cơn gió với vận tốc 372 km/h đã giữ kỷ lục thế giới từ năm 1934 tới năm 2010. Sở dĩ núi Washington có gió mạnh như vậy là do nằm trong vùng hay có bão, đồng thời nằm giữa không khí lạnh của phía bắc và không khí ấm của phía nam. Ảnh: Jose Azel.
Vào mùa đông, núi Washington đóng băng, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 0 độ C, với gió rát người. Tuy nhiên, chính điều này lại hấp dẫn nhiều du khách muốn trải nghiệm cảm giác đi ngược chiều gió. Ảnh: Marko Korosec.
Vào mùa đông, núi Washington đóng băng, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 0 độ C, với gió rát người. Tuy nhiên, chính điều này lại hấp dẫn nhiều du khách muốn trải nghiệm cảm giác đi ngược chiều gió. Ảnh: Marko Korosec.
Gruissan, Aude, miền Nam nước Pháp: Đây được coi là “thiên đường của lướt ván buồm”, với vận tốc gió lên tới 145 km/h. Gió mạnh đủ để những chiếc ván buồm lướt đi trên mặt biển không khác gì những chiếc canô siêu tốc, đem lại cảm giác phấn khích cho người chơi. Ảnh: Star-board-windsurfing.
Gruissan, Aude, miền Nam nước Pháp: Đây được coi là “thiên đường của lướt ván buồm”, với vận tốc gió lên tới 145 km/h. Gió mạnh đủ để những chiếc ván buồm lướt đi trên mặt biển không khác gì những chiếc canô siêu tốc, đem lại cảm giác phấn khích cho người chơi. Ảnh: Star-board-windsurfing.
Sông Pistol, Oregon, Mỹ: Gió ở đây thường đạt vận tốc 60 km/h, nhưng khung cảnh hùng vĩ, địa hình hiểm trở, với sóng lớn và nước lạnh, khiến nơi này hấp dẫn những tay lướt ván buồm ưa mạo hiểm. Ảnh: Michael Clark.
Sông Pistol, Oregon, Mỹ: Gió ở đây thường đạt vận tốc 60 km/h, nhưng khung cảnh hùng vĩ, địa hình hiểm trở, với sóng lớn và nước lạnh, khiến nơi này hấp dẫn những tay lướt ván buồm ưa mạo hiểm. Ảnh: Michael Clark.
Patagonia, Nam Mỹ: “Tận cùng của Nam Mỹ” nổi tiếng với những cơn gió mạnh, thường xuyên vượt quá 40 km/h. Do đó, du khách được khuyên nên mang theo kính chống bụi khi di chuyển trong khu vực này. Ảnh: Adventurealan.
Patagonia, Nam Mỹ: “Tận cùng của Nam Mỹ” nổi tiếng với những cơn gió mạnh, thường xuyên vượt quá 40 km/h. Do đó, du khách được khuyên nên mang theo kính chống bụi khi di chuyển trong khu vực này. Ảnh: Adventurealan.
Nam Cực: Nam Cực là một trong những vùng có gió mạnh nhất hành tinh, do không có các địa hình giảm bớt sức gió. Trong lúc khám phá vịnh Commonwealth, nhà thám hiểm Douglas Mawson đã phải chống chọi với những cơn gió lên tới 320 km/h. Ảnh: Michael Nolan.
Nam Cực: Nam Cực là một trong những vùng có gió mạnh nhất hành tinh, do không có các địa hình giảm bớt sức gió. Trong lúc khám phá vịnh Commonwealth, nhà thám hiểm Douglas Mawson đã phải chống chọi với những cơn gió lên tới 320 km/h. Ảnh: Michael Nolan.
Do vị trí địa lý đặc biệt, tại đây có các cơn gió thổi xuống, còn gọi là Katabatic. Loại gió này có thể đạt vận tốc 90 km/h, khiến việc di chuyển vô cùng khó khăn. Ảnh: Johnny/Flickr.
Do vị trí địa lý đặc biệt, tại đây có các cơn gió thổi xuống, còn gọi là Katabatic. Loại gió này có thể đạt vận tốc 90 km/h, khiến việc di chuyển vô cùng khó khăn. Ảnh: Johnny/Flickr.

GALLERY MỚI NHẤT