Top báu vật vô giá được chuyên gia săn lùng, tìm “đỏ mắt” chưa thấy
Trong lịch sử nhân loại, một số báu vật quý giá đến từ các nước đã bị đánh cắp hoặc biến mất một cách bí ẩn. Theo đó, các nhà điều tra và chuyên gia nỗ lực tìm kiếm chúng trong suốt nhiều thập kỷ.
Tâm Anh (theo LS)
Xem toàn bộ ảnh
Một báu vật quý giá được các nhà điều tra săn lùng, tìm kiếm suốt nhiều thập kỷ qua là "Căn phòng hổ phách" (Amber Room). Vị vua đầu tiên của nước Phổ là Friedrich I ra lệnh xây dựng căn phòng hổ phách nhằm trang trí cho cung điện nguy nga Charlottenburg vào năm 1701. Khi ấy, hổ phách đắt giá hơn vàng gấp 12 lần. Căn phòng được xây dựng trong 10 năm và hoàn thành vào năm 1711.
Được xem là kỳ quan thứ 8 của nhân loại, vua Friedrich Wilhelm I - con trai của ông hoàng Friedrich I đã đồng ý tặng Sa hoàng Nga là Pier đại đế món quà quý giá là "Căn phòng hổ phách" vào năm 1716 nhằm thắt chặt quan hệ liên minh giữa 2 nước. Theo đó, một năm sau, căn phòng quý giá được tháo rời và chuyển về Nga.
Căn phòng hổ phách được đặt tại cung điện Catherine ở Tsarskoye Selo, gần St.Petersburg. Sau đó, căn phòng được mở rộng và trang trí thêm nhiều bảo vật, đá quý. Tổng cộng, báu vật này được chế tác từ 6 tấn hổ phách, vàng và đá quý.
Tuy nhiên, Căn phòng hổ phách rơi vào tay phát xít Đức vào tháng 10/1941 dù giới chức Liên Xô đã nỗ lực che giấu. Sau đó, căn phòng được vận chuyển đến lâu đài Königsberg. Tuy nhiên, nơi này bị đánh bom vào tháng 8/1944. Khi quân đội Liên Xô nắm quyền kiểm soát thành phố Königsberg vào tháng 4/1945, căn phòng hổ phách đã "bốc hơi".
Kể từ đó cho đến nay, mọi nỗ lực tìm kiếm "kỳ quan thứ 8 của nhân loại" vẫn chưa có kết quả. Không ai biết báu vật này đã rơi vào tay ai hay đã bị phá hủy trong chiến tranh. Tung tích của viên kim cương Florentine màu vàng đến nay vẫn là một ẩn số lớn. Nó được tìm thấy lần đầu tiên ở Ấn Độ vào khoảng 500 trước. Sau khi được các nghệ nhân chế tác, viên kim cương Florentine nặng 133 carat gây chú ý với độ tinh xảo và giá trị khủng.
Viên kim cương Florentine đã qua tay nhiều người chủ. Gia tộc Hoàng gia Habsburg ở châu Âu năm 1918 được biết đến là người sở hữu cuối cùng của viên kim cương. Sau khi Thế chiến 1 kết thúc, gia tộc này đã mang viên kim cương Florentine tới cất trong kho an toàn của một ngân hàng Thụy Sĩ.
Tiếp đến, gia tộc này nhờ một luật sư người Áo có tên Bruno Steiner bán viên kim cương Florentine và một số trang sức quý giá khác. Kể từ đó, không ai biết số phận của viêm kim cương này như thế nào và hiện đang thuộc sở hữu của người nào.
Thanh kiếm Honjo Masamune là bảo kiếm lừng danh Nhật Bản do nghệ nhân rèn kiếm Gorō Nyūdō Masamune tạo ra. Masamune sống trong khoảng thời gian từ năm 1264 - 1343. Ông được biết đến là thợ rèn kiếm vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Theo một số ghi chép, bảo kiếm Honjo Masamune thuộc sở hữu của tướng quân đầu tiên của Nhật Bản là Tokugawa Ieyasu. Sau đó, nó qua tay một số người chủ.
Khi Thế chiến 2 kết thúc, thanh kiếm Honjo Masamune được giao cho phía Mỹ. Kể từ đó, thanh bảo kiếm này không bao giờ xuất hiện nữa. Hiện các nhà nghiên cứu, chuyên gia vẫn cố gắng xác định tung tích của báu vật.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.