Top hiện tượng thiên văn kỳ thú bùng nổ trên bầu trời 2023
Nhật thực, nguyệt thực, siêu trăng và mưa sao băng rực rỡ trên bầu trời… là những hiện tượng thiên văn kỳ thú bùng nổ trên bầu trời 2023.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
1. Mưa sao băng Quadrantids (ngày 4/1): Mưa sao băng Quadrantids là trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2023. Tuy nhiên, thời kỳ cực đại của Quadrantids chỉ kéo dài vài giờ. Đây là một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú bùng nổ trên bầu trời 2023.
Mưa sao băng Quadrantids được đặt tên theo chòm sao gần với điểm nó phát ra trên bầu trời nhất là Quadrans Muralis. Tuy nhiên chòm sao mang tên Quadrans Muralis được cho là đã chết, hiện đã không còn tồn tại và bị loại khỏi danh sách các chòm sao do Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) vào năm 1922.
2. Nhật thực lai (ngày 20/4): Tần suất xuất hiện nhật thực lai chỉ khoảng 3,1% tổng số lần nhật thực diễn ra trong thế kỷ 21.
Nhật thực lai là sự kết hợp của 2 hiện tượng nhật thực toàn phần (Mặt trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời) và nhật thực hình khuyên (Mặt trăng che khuất Mặt trời tại khoảng cách rất xa, để lại vòng tròn lửa quanh rìa).
3. Trăng Xanh (ngày 31/8): Trăng Xanh, lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8. Lần trăng tròn này được gọi là siêu trăng (supermoon), vì trăng tròn vào đúng thời điểm nó ở rất gần cận địa (điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó). Vào những đêm như vậy, chúng ta thấy Mặt Trăng sẽ lớn hơn một chút và sáng hơn thông thường.
Trăng Xanh chỉ là tên gọi mang tính văn hóa, Mặt Trăng không bao giờ có màu xanh mà gọi là Trăng Xanh của tháng.
4. Nguyệt thực một phần (ngày 29/10): Hiện tượng thiên văn kỳ thú này diễn ra với tổng thời lượng khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hiện tượng nguyệt thực một phần là 1 giờ 17 phút 16 giây (Ảnh: VTV News)
Nguyệt thực một phần xảy ra khi Trái Đất di chuyển giữa Mặt Trời và Mặt Trăng nhưng ba thiên thể không tạo thành một đường thẳng trong không gian. Điều đó nghĩa là chỉ một phần của Mặt trăng sẽ lọt vào phần tối nhất của bóng Trái Đất, gọi là vùng tối. Phần còn lại của Mặt Trăng được bao phủ bởi phần bên ngoài của bóng Trái Đất, gọi là vùng nửa tối. (Ảnh: VTV News)