Top loài rắn cực độc, giết người trong tích tắc: Việt Nam có nhiều!
Việt Nam là nơi cư ngụ của khoảng 200 loài rắn khác nhau trong số đó có không ít loài rắn cực độc, có thể giết người chỉ trong nháy mắt.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus) là một trong những loài rắn độc nhất ở Việt Nam và chúng cũng rất hiếm gặp. Rắn lục sừng có đặc điểm nổi bật so với các loài rắn khác là có sừng ở trên mắt, thực tế là do vảy phát triển thành.
Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris) là loài rắn cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram.
Rắn lục Von-gen (Viridovipera vogeli) được coi là một trong những kẻ săn đêm máu lạnh, giỏi và khôn ngoan nhất trong các loài rắn, chỉ với một cú đớp mạnh, con mồi sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae) là loài rắn nguyên thủy và có độc tính kinh khủng nhất mà giới khoa học nghiên cứu từng biết đến. Rắn lục đầu bạc có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ, dài khoảng 80cm.
Rắn chàm quạp (Trimeresurus mucrosquamatus) là một trong những loại rắn cực độc và cực hiếm ở Việt Nam. Độc tố của loại rắn này chỉ sau rắn biển. Da của loại rắn này giống với màu của lá hoặc cành cây khô nên chúng dễ ngụy trang để săn mồi và lẩn trốn kẻ thù khiến chúng ta khó có thể nhận biết được chúng.
Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis) là một loài rắn đặc hữu của Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70cm, màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và cái tương tự nhau có màu nâu xám nhạt. Ẩn nấp trong các bụi cây, nếu không cẩn thận trêu phải chúng, bạn có thể sẽ bỏ mạng chỉ trong thời gian ngắn.
Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) có khả năng phóng độc ra xa khoảng 3 mét vì thế loài rắn này được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ vậy loài rắn này còn có khả năng đó là khống chế lượng độc tiết ra khi chúng cắn con mồi.
Rắn hổ đất (Naja kaouthia) mỗi khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra rất đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử.
Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) là loài rắn độc cỡ tương đối lớn, thường dài trên 1m, đặc điểm là có những mảng khoang màu vàng đen rất rõ ràng và nổi bật. Nọc độc của rắn cạp nong không thua gì rắn hổ mang.
Rắn cạp nia sinh sống tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều bụi rậm, rắn cạp nia là nỗi kinh hoàng của con người khi bắt gặp phải chúng.
Rắn hổ mèo (Naja siamensis) là một phân loài của rắn hổ phun nọc. Tính khí thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày, sáng thì nhút nhát hiền lành, tối đến liền hung dữ, ác độc.