Top phong tục cưới hỏi quái chiêu nhất lịch sử loài người

(Kiến Thức) - Những phong tục cưới hỏi thời cổ đại sau đây sẽ giúp bạn biết được những gì cô dâu phải trải qua trong lịch sử.

Bạn của chú rể bắt cóc cô dâu 
Trên con đường chinh phục xứ Wales, người La Mã cổ đại đã mang theo những nhu yếu phẩm và vũ khí cần thiết, văn hóa đặc trưng của họ. Phong tục cưới hỏi cũng là một trong số đó. Sau này, phong tục đó vẫn được lưu truyền cho đến đời sau. Sau buổi lễ rước dâu, cô dâu sẽ bị giấu trong nhà của cô ấy cho đến khi những người bạn của chú rể lẻn vào bắt cóc cô dâu. Phong tục này được xem như là điều bất ngờ chú rể dành tặng cô dâu.
Top phong tuc cuoi hoi quai chieu nhat lich su loai nguoi
 
Tắm trong cơn mưa bánh
Sau khi tìm được cô dâu, những người bạn của chú rể sẽ tiếp tục rắc bánh vụn tung lên người cô dâu. Họ tin rằng điều này sẽ giúp cô sinh ra những đứa con xinh xắn khỏe mạnh. Sau nhiều năm, phong tục này biến thể thành cô dâu chú rể cùng nhau ăn một chiếc bánh.
Mặc nhiều lớp váy
Những người Kamchadal từ vùng Đông Bắc nước Nga đã tiến hành nghi thức cởi bỏ quần áo của cô dâu. Họ sẽ chính thức trở thành vợ chồng khi trên người cô dâu không còn mảnh vải. Vì thế những người phụ nữ trong nhà mặc cho cô dâu thật nhiều lớp váy để nhiệm vụ của chú rể khó khăn hơn.
Top phong tuc cuoi hoi quai chieu nhat lich su loai nguoi-Hinh-2
 
Xé rách váy cưới
Thay vì mặc nhiều lớp váy thì người Trung Đông lại xé rách quần áo của cô dâu như để chúc mừng những điều may mắn nhất sẽ đến với cuộc hôn nhân của họ. Phong tục này cũng là tiền đề cho tục tung hoa cưới. Cô dâu sẽ tung những bó hoa để thoát khỏi những khách mời.
Bị kiểm tra thật kỹ lưỡng
Ở nước Nga, trong suốt những thế kỷ 19 những cô gái sắp làm dâu sẽ được đưa đến gặp những người bạn nữ của chú rể. Cô gái sẽ cởi bỏ hết quần áo để những người bạn kia đánh giá xem cô gái đó có đủ đạt chuẩn cơ thể hay không. Trong lễ cưới, họ sẽ ném hoa bia vào cô dâu để chúc phúc cho cô gái.
Xác định sự thống trị của cô dâu
Ở đất nước Thụy Điển, cô dâu sẽ chủ động tìm chú rể trước lễ cưới, bắt lấy anh ta trước lúc anh ta nhận ra cô. Cô dâu sẽ đi trước chú rể một bước và là người đầu tiên ngồi vào chiếc ghế dành cho hai người trong nhà thờ. Cô cũng vờ như đánh rơi cái gì đó để anh ấy nhặt – tất cả để chứng minh rằng anh ta sẽ vui vẻ tuân lệnh cô sau khi kết hôn.
Đổi quần áo với chú rể
Một số đất nước như Ai Cập, Nga và Đan Mạch, cô dâu sẽ mặc trang phục của chiến binh trong khi chú rể mặc trang phục váy cưới. Có rất nhiều lý do giải thích cho nghi lễ kỳ lạ này, nhưng chủ yếu nhất vẫn là làm lạc hướng “những thế lực tàn ác”.
Top phong tuc cuoi hoi quai chieu nhat lich su loai nguoi-Hinh-3
 
Ném đá
Những cô dâu miền Trung Maroc sẽ phải lên lưng ngựa và giữ chặt một cây mía để chú rể ném đá hoặc bất cứ thứ gì vào cây mía.
Đeo bùa may mắn
Truyền thống Xen-tơ có nguồn gốc từ Cộng hòa Ireland buộc cô dâu kéo lê một cái móng ngựa bằng sắt nặng nề xuống giáo đường như một lời chúc phúc may mắn cho cô ấy trên con đường hôn nhân. Mặc dù vậy, chính những cô dâu thời nay đã chỉnh sửa lại tập quán đó thành những lá bùa bằng bạc hay những chuỗi hạt bằng vàng nhẹ nhàng.

Chú rể bị lột sạch quần áo trên đường đi rước dâu

Trên đường đến nhà gái, chú rể bị lột sạch quần áo, vẽ lên mặt và treo lên cột điện khiến nhiều người chú ý.

Chu re bi lot sach quan ao tren duong di ruoc dau
 Người dân sống tại thôn Đàm Đầu, huyện Loan Xuyên, thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc không nhịn được cười khi một chú rể bị lột sạch quần áo và treo lên cột điện.

10 tục lệ cưới xin lạ đời ở nước Mỹ

(Kiến Thức) - Giẫm lên ly rượu, ném gạo vào người cô dâu chú rể,... là một số tục lệ cưới xin lạ đời ở nước Mỹ.

10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My
 Chú rể sẽ phải bế cô dâu qua ngưỡng cửa trong ngày cưới. Đây là một trong những tục lệ cưới xin ở Mỹ. Nếu chú rể chẳng may trượt chân thì cuộc hôn nhân của họ được cho là sẽ không gặp may mắn. Ngược lại, họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc đến khi đầu bạc răng long.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-2
 Tại lễ đường tổ chức đám cưới có hai khu vực: khu bên trái thường dành cho gia đình, bạn bè của cô dâu còn phía phải thường dành cho gia đình và bạn bè của chú rể.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-3
Theo truyền thống cưới hỏi trước kia, khi một cô gái đi lấy chồng, người cha sẽ trao đôi giày của con gái ông cho con rể. Điều này có nghĩa là, người con rể sẽ có quyền sở hữu hoàn toàn đối với vợ anh ta. Ngày nay, các cặp đôi sử dụng hộp thiếc thay thế cho đôi giày trong nghi thức truyền thống này. 
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-4
Trong ngày cưới, các vị khách sẽ ném gạo hoặc hạt giống vào người cô dâu chú rể để cầu chúc cho họ. Đây cũng là một truyền thống cưới hỏi lạ đời
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-5
 Vào thời Trung cổ, các phù dâu, phù rể ăn mặc khá giống cô dâu chú rể xuất hiện trong đám cưới là nhằm bảo vệ cô dâu chú rể, tránh nguy cơ họ bị bắt cóc hoặc thậm chí là bị giết hại.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-6
 Trong đám cưới, cô dâu thường tung hoa về phía đám đông trước khi lên xe hoa với niềm tin là ai bắt được bó hoa của cô dâu sẽ là người tiếp theo lấy chồng.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-7
 Trong một đám cưới của người Do Thái, bạn có thể chứng kiến cảnh cặp vợ chồng mới cưới giẫm lên một ly rượu hay bóng đèn. Hành động này nhắc nhở mọi người rằng tình yêu mong manh và dễ bị tan vỡ.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-8
Chú rể sẽ không được nhìn mặt cô dâu trước khi diễn ra hôn lễ. Tuy nhiên, phong tục này ngày càng không phổ biến bởi hiện nay, nhiều cặp đôi dọn về sống chung một nhà trước khi tiến tới hôn nhân.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-9
 Cô dâu thường mặc váy cưới trắng tinh khôi trong ngày trọng đại.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-10
Tháng Sáu được coi là mùa cưới khi khoảng 90% đám cưới được tổ chức vào tháng này. Truyền thống này có từ thời kỳ La Mã cổ đại. Tháng Sáu được đặt tên theo nữ thần Juno – nữ thần hôn nhân và sự bình yên. Các cặp đôi hy vọng họ sẽ có một cuộc hôn nhân yên ấm khi cưới vào tháng này.

Tin mới