Top vũ khí huyền thoại được sử dụng trong Thế chiến 1

Top vũ khí huyền thoại được sử dụng trong Thế chiến 1

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh thế giới 1, một số vũ khí huyền thoại lần đầu được sử dụng và nhanh chóng chứng minh được hiệu quả chiến đấu cũng như khả năng sát thương nguy hiểm đến mức nào.

Xem toàn bộ ảnh
Khí độc là một trong những  vũ khí huyền thoại lần đầu được sử dụng trên chiến trường hồi Chiến tranh thế giới 1. Cụ thể, quân Đức lần đầu tiên sử dụng để chống lại Pháp vào tháng 10/1914. Theo đó, Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng hóa chất độc trên chiến trường trong Thế chiến 1.
Khí độc là một trong những vũ khí huyền thoại lần đầu được sử dụng trên chiến trường hồi Chiến tranh thế giới 1. Cụ thể, quân Đức lần đầu tiên sử dụng để chống lại Pháp vào tháng 10/1914. Theo đó, Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng hóa chất độc trên chiến trường trong Thế chiến 1.
Trong trận Ypres lần thứ hai diễn ra vào tháng 4/1915, quân Đức sử dụng hàng trăm tấn khí clo trên chiến trường khi giao tranh với liên quân Anh, Pháp, Canada.
Trong trận Ypres lần thứ hai diễn ra vào tháng 4/1915, quân Đức sử dụng hàng trăm tấn khí clo trên chiến trường khi giao tranh với liên quân Anh, Pháp, Canada.
Theo một số tài liệu, chỉ trong 5 phút đầu khi Đức dùng khí Clo tấn công, khoảng 1.200 quân Pháp thiệt mạng. Ngựa, chuột, thậm chí côn trùng cũng chết vì khí độc nguy hiểm này.
Theo một số tài liệu, chỉ trong 5 phút đầu khi Đức dùng khí Clo tấn công, khoảng 1.200 quân Pháp thiệt mạng. Ngựa, chuột, thậm chí côn trùng cũng chết vì khí độc nguy hiểm này.
Kể từ đó, nhiều nước tham chiến sử dụng khí độc gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ước tính, kết thúc Chiến tranh thế giới 1, khoảng 90.000 người thiệt mạng trong tổng số hơn 1 triệu người nhiễm độc vì các cuộc tấn công bằng khí hóa học của hai phía.
Kể từ đó, nhiều nước tham chiến sử dụng khí độc gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ước tính, kết thúc Chiến tranh thế giới 1, khoảng 90.000 người thiệt mạng trong tổng số hơn 1 triệu người nhiễm độc vì các cuộc tấn công bằng khí hóa học của hai phía.
Thế chiến 1 cũng ghi nhận lần đầu tiên súng phun lửa được sử dụng trên chiến trường. Đức là quốc gia đầu tiên biên chế súng phun lửa vác vai ra chiến trường kể từ năm 1915.
Thế chiến 1 cũng ghi nhận lần đầu tiên súng phun lửa được sử dụng trên chiến trường. Đức là quốc gia đầu tiên biên chế súng phun lửa vác vai ra chiến trường kể từ năm 1915.
Súng phun lửa được đánh giá là vũ khí hữu dụng trên chiến trường khi khiến đối phương phải chạy ra khỏi chiến hào. Từ đó, những người lính sử dụng súng trường và súng máy sẽ bắn hạ kẻ thù.
Súng phun lửa được đánh giá là vũ khí hữu dụng trên chiến trường khi khiến đối phương phải chạy ra khỏi chiến hào. Từ đó, những người lính sử dụng súng trường và súng máy sẽ bắn hạ kẻ thù.
Về sau, quân đội Pháp và Anh cũng phát triển súng phun lửa nhưng quy mô sử dụng vũ khí này không lớn bằng quân Đức.
Về sau, quân đội Pháp và Anh cũng phát triển súng phun lửa nhưng quy mô sử dụng vũ khí này không lớn bằng quân Đức.
Chiến tranh thế giới 1 chứng kiến sự xuất hiện lần đầu của các máy bay được biên chế vào lực lượng quân đội của các nước và được sử dụng rộng rãi.
Chiến tranh thế giới 1 chứng kiến sự xuất hiện lần đầu của các máy bay được biên chế vào lực lượng quân đội của các nước và được sử dụng rộng rãi.
Ban đầu, máy bay được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát. Về sau, vũ khí này được sử dụng để ném bom, oanh tạc các mục tiêu của đối phương.
Ban đầu, máy bay được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát. Về sau, vũ khí này được sử dụng để ném bom, oanh tạc các mục tiêu của đối phương.
Do vậy, nhiều mẫu máy bay chiến đấu được các nước nghiên cứu, phát triển rồi đưa vào sản xuất để phục vụ cuộc chiến và đạt được hiệu quả đáng mong đợi. Điển hình là mẫu máy bay Vickers FB5 của Anh, Morane-Saulnier L của Pháp và Fokker EI của Đức.
Do vậy, nhiều mẫu máy bay chiến đấu được các nước nghiên cứu, phát triển rồi đưa vào sản xuất để phục vụ cuộc chiến và đạt được hiệu quả đáng mong đợi. Điển hình là mẫu máy bay Vickers FB5 của Anh, Morane-Saulnier L của Pháp và Fokker EI của Đức.
Video: Giải mã vũ khí: Xe tăng huyền thoại T-34 (nguồn: QPVN)

GALLERY MỚI NHẤT