Xem toàn bộ ảnh
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin cho hay, Tornado-S một trong ba biến thể của dòng pháo phản lực Tornado thế hệ mới của Nga sẽ sở hữu khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Và khi đó lực lượng Pháo binh Nga sẽ sở hữu một cơn bão lửa thật sự trên chiến trường. |
Hiện tại các thông tin chi tiết về pháo phản lực Tornado-S vẫn được Quân đội Nga giữ kín. Trong khi đó các biến thể khác của Tornado như Tornado-G và Tornado-U đã được giới thiệu từ năm 2007. Bộ ba “bão lửa” mới này của Nga sẽ thay thế pháo phản lực do Liên Xô sản xuất trước đây gồm BM-21, BM-27 và BM-30. |
Hiện tại các thông tin chi tiết về Tornado-S vẫn được Quân đội Nga giữ kín trong khi đó các biến thể khác của Tornado như Tornado-G và Tornado-U đã được giới thiệu từ năm 2007. Bộ ba “bão lửa” mới này của Nga sẽ thay thế cho các hệ thống pháo phản lực do Liên Xô sản xuất trước đây gồm BM-21, BM-27 và BM-30. |
Được biết biến thể Tornado-U và Tornado-S đều sử dụng chung khung gầm xe tải đặc chủng Kamaz-63501, trong khi đó Tornado-G vẫn giữ nguyên khung gầm Ural-4320 như trên người tiền nhiệm BM-21. Ảnh: Tornado-U cùng đạn rocket 220mm của nó. |
Sau khi được đưa vào trang bị, Tornado-S sẽ thay thế dần BM-30 Smerch Trong ảnh là pháo phản lực Tornado-G mới được Quân đội Nga đưa vào trang bị |
Tính từ thời gian triển khai cho tới phóng loạt đạn đầu tiên, pháo phản lực Tornado-S chỉ mất tầm 3 phút thời gian tái nạp chỉ trong 8 phút thấp hơn rất nhiều so với BM-30, bên cạnh đó việc sử dụng hai tổ hợp phóng độc lập 2x6 hoặc 2x4 giúp Tornado-S có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu một lúc. |
Hiện tại Quân đội Nga đang có kế hoạch đưa vào trang bị mới khoảng 40 khẩu pháo phản lực Tornado-G cho các đơn vị pháo binh thuộc Quân khu phía Tây, còn các biến thể Tornado-S và Tornado-K sẽ được đưa vào trang bị trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2020. |
Trong ảnh là pháo phản lực BM-21 Grad 122mm của Quân đội Nga do Liên Xô sản xuất. Về cơ bản BM-21 và Tornado-G có thiết kế bên ngoài gần như tương tự. |