TP HCM cần hơn 19.000 tỷ đồng di dời 6.500 căn nhà ven kênh

(Vietnamdaily) -Sở Xây dựng TP HCM vừa có văn bản số 1810 gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư về rà soát các dự án đầu tư công chưa được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Sở Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo đề ra mục tiêu hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà với tổng vốn đầu tư dự kiến 19.280 tỷ đồng.

Với số vốn này, TP HCM tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường vừa di dời nhà trên ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị. Tổng số dự án thuộc kế hoạch này là 25 dự án, được xếp vào 3 nhóm, trong đó các dự án di dời nhà trên kênh rạch đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016-2021.

Nhóm ưu tiên 1 gồm 3 dự án thực hiện di dời nhà trên và ven kênh rạch đã xong các bước chuẩn bị đầu tư với tổng số vốn là Dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, Gò Vấp),  Dự án cải tạo kênh Hy Vọng (quận Tân Bình) và Dự án nạo vét, cải tạo rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh).

Trong đó, dự án rạch Xuyên Tâm có tổng số vốn lớn nhất với 9.350 tỷ đồng (4.860 tỷ đồng chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng) khi phải di dời gần 2.200 căn nhà ven kênh rạch. Cải tạo kênh Hy Vọng với 1.980 tỷ đồng - di dời 190 căn. Vải tạo rạch Văn Thánh với 1.200 tỷ đồng - di dời 834 căn.

TP HCM can hon 19.000 ty dong di doi 6.500 can nha ven kenh
 Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Đầu Tư.

Nhóm ưu tiên thứ hai bao gồm 14 dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch đã triển khai xong các bước chuẩn bị đầu tư trong gia đoạn 2016-2021.

Trong đó, 8 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư công gồm: Mở rộng đường Tôn Thất Thuyết và công viên cây xanh bờ Kênh Tẻ (giai đoạn 3 - quận 4); Công viên hồ Khánh Hội (quận 4); Kênh Hàng Bàng (giai đoạn ba, quận 6); Bồi thường, giải phóng mặt bằng (BTGPMB) cải tạo các rạch nhánh cầu Sơn (Bình Thạnh); Mương Nhật Bản, kênh A41 (Tân Bình); Rạch Bà Tiếng và Lắp cống hộp kênh Liên Xã (Bình Tân).

6 dự án còn lại trong nhóm này hiện đã được phê duyệt bồi thường là Chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh); Tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (giai đoạn hai, quận 12, Gò Vấp); BTGPMB thực hiện cống ngăn triều Vàm Thuật (quận 12); BTGPMB thực hiện cống điều tiết kết hợp âu thuyền rạch Nước Lên (quận Bình Tân); BTGPMB thực hiện cải tạo rạch Ông Búp (quận Bình Tân).

Nhóm còn lại là 8 dự án trước đó đã được phê duyệt chủ trương đầu tư công, giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hoặc đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên do thời gian thực hiện kéo dài, điều chỉnh làm thay đổi tổng mức đầu tư hoặc đổi chủ đầu tư nên phải lập lại thủ tục trình phê duyệt chủ trương.

Các dự án này gồm: Xây dựng hệ thống thoát nước khu vực kênh Bao Ngạn (quận Phú Nhuận và quận 3); Cải tạo Kkênh Hàng Bàng (giai đoạn 2 đoạn từ Ngô Nhân Tịnh đến kênh Vạn Tượng, quận 5); Dự án thoát nước rạch Bầu Trâu (quận 6 và quận Tân Phú); BTGPMB và tái định cư để xây dựng bờ kè bờ bắc kênh Đôi (quận 8); BTGPMB và tái định cư dự án cải tạo rạch Nhảy Ruột Ngựa (quận 8); BTGPMB để nạo vét cải tạo rạch Cầu Suối (quận 12).

Đề nghị xử lý nghiêm nhà ven bờ sông, kênh, rạch xây dựng trái phép ở TP HCM

(Vietnamdaily) - Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa có văn bản đề nghị Sở Xây dựng, UBND TP.Thủ Đức và UBND một số quận, huyện xử lý nghiêm các căn nhà lấn chiếm xây dựng trái phép ven bờ sông, kênh, rạch.

Qua công tác kiểm tra, tuần tuyến trên các tuyến đường thủy nội địa được giao quản lý, Trung tâm Quản lý Đường thủy (trực thuộc Sở Sở Giao thông Vận tải) đã phát hiện ra nhiều trường hợp người dân, doanh nghiệp xây dựng tạm trên nền kết cấu chủ yếu là cừ tràm, cừ dừa, cột bê tông; tồn tại từ lâu, cột móng bị xuống cấp, có nguy cơ bị sụp đổ xuống sông rất cao, ảnh hưởng đến mạng toàn tính, tài sản của người dân đặc biệt trong mùa mưa bão. 

Qua thống kê sơ bộ của Trung tâm Quản lý Đường thủy ghi nhận các khu vực có nhà xây dựng tạm trên hành lang bảo vệ bờ sông, gồm: TP. Thủ Đức: 4 khu vực với khoảng 97 hộ dân bị ảnh hưởng; quận 4: 1 khu vực với khoảng 97 hộ dân; quận 8: 11 khu vực với khoảng 3.025 hộ dân; huyện Hóc Môn: 1 khu vực với khoảng 4 hộ dân; huyện Củ Chi: 1 khu vực với khoảng 5 hộ dân…

TP HCM dành bao nhiêu đất để xây nhà ở thương mại trong năm 2022?

Để đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình dân đầu người tối thiểu 21,2m2/người vào cuối năm 2022, TP.HCM dự kiến sử dụng khoảng 194,6ha đất xây nhà ở thương mại và 52,1ha đất xây nhà ở xã hội.

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2021, 2022.