TP HCM: Cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người... nghiện rượu

Trường hợp hy hữu trên địa bàn TP HCM khi Trưởng công an xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh ký tên đóng dấu để cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người... nghiện rượu

Bị ảnh hưởng thần kinh do rượu nhưng mới đây bệnh nhân Nguyễn Kiều C.T. 50 tuổi, hộ khẩu thường trú thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bỗng dưng được UBND huyện Bình Chánh (TPHCM) ra quyết định trợ cấp 570 nghìn đồng/tháng và cấp thẻ BHYT theo diện người khuyết tật nặng (?).
Vụ việc cấp giấy xác nhận khuyết tật cho người nghiện rượu cụ thể như sau: Gần 4 năm trước, khi đó ông T. phải nhập bệnh viện tỉnh Tiền Giang điều trị chứng ảnh hưởng thần kinh do rượu. Ngày 20/3/2015, ông T. bị nhồi máu não và được chuyển thẳng từ bệnh viện tuyến huyện ở Tiền Giang lên Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cứu chữa. Khi nhập viện, bệnh nhân không có BHYT và được người thân (công tác trong ngành y) bảo lãnh viện phí. Chi phí điều trị tính đến ngày 1/5 lên đến 151 triệu đồng. Chính thời điểm này, người nhà ông T. trình BHYT và cả "giấy xác nhận khuyết tật" do ông Trương Văn Thành- Chủ tịch UBND xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, ký ngày 3/4. Từ giấy này, bệnh viện phải giải quyết 100% viện phí cho người có chế độ khuyết tật.
TP HCM: Cap giay xac nhan khuyet tat cho nguoi... nghien ruou
Ảnh minh họa. 
Bác sĩ Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết, viện phí tiếp sau đó từ 1/5 cho đến lúc bệnh nhân T. xuất viện ngày 23/5 ngót nghét hơn 128 triệu đồng. Nhưng vì đã có BHYT, nên bệnh nhân được BHYT thanh toán 104 triệu đồng, phần còn lại 24,4 triệu đồng gồm vật tư, thuốc men ngoài danh mục BHYT do bệnh nhân đồng chi trả. Sau khi rời khỏi Bệnh viện Chợ Rẫy, gia đình tiếp tục đưa ông T. lần lượt vào điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân 115. Với thẻ BHYT do UBND huyện Bình Chánh cấp, ông T. tiếp tục được BHYT chi trả hàng chục triệu đồng.
Tuy nhiên, qua rà soát, Bệnh viện Chợ Rẫy phát hiện nhiều nghi vấn liên quan đến việc cấp BHYT và giấy xác nhận khuyết tật của ông T. khi thời điểm UBND xã Bình Hưng xét duyệt hồ sơ khuyết tật là thời điểm ông T. còn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy?
“Chạy giấy” trục lợi bảo hiểm
Trao đổi với phóng viên, bà Phan Thị Tuyết Mai - Phó phòng LĐ-TB-XH huyện Bình Chánh - cho biết, phòng tham mưu cho huyện ra quyết định trợ cấp xã hội và hưởng BHYT hoàn toàn căn cứ vào hồ sơ xét duyệt từ cấp xã chuyển lên. Trường hợp ông T., theo bà Mai, người có tạm trú tại địa phương từ 6 tháng trở lên là đủ tiêu chuẩn để được UBND xã xem xét. “Hồ sơ của xã thể hiện ông T. đã tạm trú từ năm 2006(?). Vấn đề bên trong thế nào thì chỉ có xã mới biết. Nhưng trước thông tin đặt vấn đề liên quan trường hợp này, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát lại để có hướng giải quyết hợp lý”, bà Mai cho hay.
Bà Trương Thị Hường - Phó chủ tịch UBND xã Bình Hưng thừa nhận, hội đồng giám định không tiếp xúc trực tiếp người bệnh vì ông T. đang nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và gia đình có cung cấp trích lục kết luận bệnh án khi ông này điều trị chứng rối loạn thần kinh do rượu tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang từ… 4 năm trước. "Qua trao đổi với chị bệnh nhân, 7/7 thành viên hội đồng đã thống nhất kết luận ông T. bị khuyết tật thần kinh, tâm thần mức độ nặng"- bà Hường nói. Sau buổi “giám định” này, ông Trương Văn Thành - Chủ tịch UBND xã đã ký giấy xác nhận khuyết tật và gửi hồ sơ lên huyện để đề xuất xét duyệt trợ cấp và BHYT cho ông T.
Việc cấp giấy của xã Bình Hưng có nhiều sai sót. Theo điều tra cho thấy ông T. chỉ mới được người nhà bổ sung tạm trú tại ấp 4, xã Bình Hưng từ giữa tháng 4/2015. Như vậy làm sao hội đủ điều kiện trên 6 tháng theo quy định để cấp giấy? Trong trường hợp này, Hội đồng giám định của xã Bình Hưng chỉ dựa vào bản trích lục bệnh án của một bệnh viện là hoàn toàn trái luật. Đó là chưa kể, hồ sơ của ông T. do UBND xã Bình Hưng lập có nhiều dấu hiệu tẩy xóa trong các biên bản có chữ ký của thành viên hội đồng giám định. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, xét duyệt, ra giấy xác nhận khuyết tật đều được giải quyết ngay trong buổi chiều ngày 3/4 (?).
Lạ hơn, giấy xác nhận tạm trú của ông T. do người làm đơn (chị gái ông T.) và công an viên khai vào ngày 17/4, nhưng lại được Trưởng công an xã Bình Hưng đóng dấu, ký tên vào ngày 16/4(?).

Chùm ảnh: Những thương binh vượt khó làm giàu

(Kiến Thức) - Với nghị lực của người lính trở về sau chiến tranh, những người thương binh vượt khó làm giàu, vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh của mình.

Chum anh: Nhung thuong binh vuot kho lam giau
 19 tuổi đã thành thương binh cụt hai chân nhưng ông Trần Thanh Tùng (49 tuổi, ngụ ấp Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) vẫn bơi xuồng giăng lưới, lặn lội mò tôm cá, thậm chí leo dừa thuê kiếm sống như những người khỏe mạnh khác. Ông Tùng là một tấm gương thương binh vượt khó.
Chum anh: Nhung thuong binh vuot kho lam giau-Hinh-2
 Trở về sau chiến tranh với đôi chân mất đi quá nửa, tưởng rằng quãng đời còn lại là những ngày tháng cùng cực, nhưng với nghị lực của người lính, ông Đinh Văn Cảnh (SN 1959, trú tại khối 3, thị trấn Diễn Châu, Nghệ An, thương binh hạng 1/4) đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh của mình. Với nghề cơ khí trong tay, ông đã tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương với mức lương 3 – 5 triệu đồng/tháng/người.
Chum anh: Nhung thuong binh vuot kho lam giau-Hinh-3
 Đi lên từ lòng quyết tâm tự lực tự cường, ham học hỏi, thương binh hạng 1/4 Lê Văn Hớn (SN 1963, ở xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, Cần Thơ, bị mất cánh tay trái, chấn thương cột sống, lưng còng) đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế theo mô hình vườn – ao – chuồng. Khu vườn hơn 9.000m2 của gia đình được anh Hớn cải tạo để trồng táo, bưởi, nuôi cá trê... Mỗi năm, gia đình anh thu về từ 90 đến 100 triệu đồng.

Những chiêu giả dạng bệnh hoạn để xin tiền ở Biên Hòa

Nhiều đối tượng giả dạng bệnh nhân, người khuyết tật vật vã trên đường để xin tiền những người tốt bụng.

Anh L.T.D, nhà ở ấp Hương Phước, xã Phước Tân (TP.Biên Hòa) kể lại cách đây một tuần, anh đi ngang qua đường Võ Thị Sáu (KP1, P. Thống Nhất, TP.Biên Hòa) thì bắt gặp hình ảnh người phụ nữ trẻ ôm chặt một bà cụ nằm lim dim bên vệ đường, ngồi than khóc thảm thương.

Tin mới