TP HCM: Củ Chi, Quận 7 kiểm soát được COVID-19… trở lại “bình thường mới”?

TP.HCM chọn Quận 7 và huyện Củ Chi để thí điểm các kịch bản bình thường mới sau khi có kết quả khả quan kiểm soát được dịch. Đây là tín hiệu lạc quan của TP HCM trong lộ trình… trở lại “bình thường mới”.

TP HCM: Củ Chi, Quận 7 kiểm soát được COVID-19… trở lại “bình thường mới”?
Bí thư Thành ủy HCM Nguyễn Văn Nên mới đây đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP chọn Quận 7 và huyện Củ Chi thí điểm kịch bản bình thường mới của TP sau ngày 15/9.
Mở cửa trạng thái bình thường mới phải chắc chắn

Làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy Quận 7 về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trưa 5/9, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, Nghị quyết 86 của Chính phủ đã giao TP phấn đấu kiểm soát dịch COVID-19 trước ngày 15/9, việc kiểm soát tạo hành lang bình thường mới ra sao TP đang triển khai, nghiên cứu thực hiện.

Một trong những giải pháp quan trọng, cần thiết mang tính thực tiễn và khoa học đó là TP chọn Quận 7 và huyện Củ Chi làm điểm thực hiện tiên phong rút kinh nghiệm trong nhiệm vụ tiếp theo của TP. “Đây là sứ mệnh mà TP muốn gửi gắm niềm tin và trách nhiệm đến Quận để tiếp tục hoàn thiện, mô hình, kịch bản, giải pháp sắp tới”, ông Nên nói.
TP HCM: Cu Chi, Quan 7 kiem soat duoc COVID-19… tro lai “binh thuong moi”?
Bí thư Thành ủy HCM Nguyễn Văn Nên. 
Nhấn mạnh việc mở cửa, trở lại trạng thái bình thường mới phải thực hiện từng bước chắc chắn, không phiêu lưu, không chủ quan khi dịch bệnh còn phức tạp, Bí thư Thành ủy HCM đề nghị tiếp tục thực hiện công tác xét nghiệm, điều trị F0, tiêm vắc xin và chăm lo an sinh cho người dân theo đúng kế hoạch đã đề ra; bảo vệ hệ thống y tế…
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên khẳng định, thành phố không thể thực hiện giãn cách nghiêm ngặt mãi được. Thành phố mong muốn trở về trạng thái bình thường mới khi không thể quét sạch F0.
“Sống trong điều kiện mới là điều kiện có dịch COVID-19, giống như sống chung với bão, với lũ thì cần phải đôn nhà lên, chuẩn bị ghe xuồng, áo phao… Đối với dịch thì phải cần có vắc xin, thuốc, tâm thế, kiến thức, có điều kiện cần và đủ để trang bị cho từng người dân là chiến sĩ để tự chiến đấu, giữ khoảng cách, khuyến cáo người dân sống chậm lại và phải ý thức rằng lúc nào cũng có thể bị lây nhiễm”, ông Nên nói.
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM khẳng định, bình thường mới trong điều kiện có dịch đòi hỏi trước hết là tâm thế, thói quen sống của từng người dân cực kỳ quan trọng.
“Trong xã hội bình thường mới, người dân phải chủ động giữa khoảng cách, thực hiện 5K, thậm chí gần đây đã khuyến cáo là 7K. Chúng ta phải sống chậm lại một chút, đảm bảo môi trường sống thông thoáng hơn và sức khỏe tốt hơn. Khi đó nếu không may nhiễm virus thì cũng có thể vượt qua được”, ông Nên nói.
Bên cạnh củng cố hệ thống y tế vững mạnh, mới yên tâm sản xuất, kinh doanh bởi TP không thể lo chống dịch mà không sản xuất nên phải bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, muốn bảo vệ việc này thì phải thực hiện mục tiêu kép, sản xuất phải an toàn, đảm bảo mức độ có thể, chúng ta vẫn có thể thỉnh thoảng có xuất hiện các trường hợp F0, nhưng khi phát hiện F0 thì phải cách ly, điều trị. TP đang xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế trên cơ sở khoa học, thực tiễn và nghiên cứu các nước đi trước…
Theo Bí thư Thành ủy, việc mở cửa nền kinh tế sẽ thực hiện từng bước chậm, chắc, mở tới đâu chắc tới đó. Bởi nếu không quản lý được thì sẽ lây nhiễm. Nếu để dịch bệnh trở lại như thời gian qua thì cực kỳ nguy hiểm, lúc đó TP sẽ không còn đủ sức để chống chọi với dịch bệnh nữa. Với đặc thù TP dịch vụ, việc đóng cửa dù ở mức nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cả chuỗi cung ứng.
Củ Chi, Quận 7 kiểm soát được dịch đúng các tiêu chí
Quận 7 là một trong rất ít quận đầu tiên ở TP.HCM tuyên bố kiểm soát được dịch và bắt đầu bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch bình thường mới. Tại thời điểm công bố “kiểm soát được dịch” (ngày 2/9), số ca nhiễm trong ngày của Quận 7 là 135, trong đó số ca trong cộng đồng là 51 và trong khu phong tỏa là 84 (không có ca mới trong khu cách ly). Tỷ lệ ca nhiễm trên số tổng ca xét nghiệm cộng đồng chỉ dao động ở mức 1%, số ca F0 tử vong giảm mạnh. Quận cũng nằm trong nhóm tiêm chủng vắc xin hiệu quả nhất thành phố…
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy Quận 7, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đánh giá, thời gian qua Quận 7 đã quán triệt, triển khai kịp thời, nghiêm túc, đúng tinh thần chỉ đạo và sát tình hình dịch COVID-19 xảy ra trên địa bàn; chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường, bám sát phương châm 4 tại chỗ, phát huy tối đa các nguồn lực có sẵn.
Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình mới rất hiệu quả trong phòng chống dịch. Trong điều hành, Quận 7 đã bám sát và thực hiện nghiêm công tác phòng dịch theo quy định của ngành y tế, như xét nghiệm, quản lý F0… Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt, sát sao của từng tổ chức, cá nhân, đặc biệt các lực lượng của Trung ương, các tỉnh đã phối hợp đồng bộ, thống nhất, nhịp nhàng trong công tác phòng dịch, đạt hiệu quả tích cực.
Huyện Củ Chi cũng là địa phương tình hình dịch trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền cho biết từ ngày 15/8 đến ngày 31/8, huyện ghi nhận 2.327 ca nhiễm. Tất cả ca mắc đều được chuyển tới khu cách ly, thu dung, khoanh vùng xử lý kịp thời, kiểm soát chặt chẽ.
Hiện huyện có 17 xã, thị trấn là "vùng xanh" và "vùng cận xanh"; 3 xã "vùng vàng" và một xã "vùng cam". Trong nửa cuối tháng 8, huyện thực hiện xét nghiệm tầm soát đạt 300% (3 vòng) với khu vực đỏ, cam, vàng và đạt gần 200% "vùng xanh".
Về công tác tiêm vắc xin, huyện vượt chỉ tiêu về tiến độ và thời gian đề ra. Tính đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên của huyện đạt hơn 96% (mũi 1) và 4% (mũi 2). Trong điều trị F0, huyện tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người F0, góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tăng số người được điều trị khỏi. Trong hơn 3.200 trường hợp cách ly tập trung, tỷ lệ số bệnh nhân chuyển nặng chiếm 3,5% (114 trường hợp).
Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá, huyện Củ Chi là địa phương đầu tiên của TP HCM đạt một số tiêu chí, chỉ tiêu cơ bản trong lộ trình thực hiện mục tiêu kiểm soát COVID-19 trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ. Những kết quả mà huyện Củ Chi đạt đã được chứng minh bằng số liệu rất cụ thể.
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM đánh giá những kết quả ở Củ Chi đến giờ này là cơ sở để bổ sung các điều kiện cần thiết, góp phần nghiên cứu, thay đổi chiến lược phòng chống dịch trên địa bàn. Từ đó, ông đề nghị chọn huyện Củ Chi và quận 7 làm hai mũi đột phá để thí điểm việc chuẩn bị kịch bản "bình thường mới" cho thành phố sau ngày 15/9.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19:

Nguồn: VTV 4

Giấy đi đường 4.0: Sao Hà Nội không “học theo” Đà Nẵng?

Người dân đang phàn nàn về việc Hà Nội tiếp tục thay đổi hình thức cấp giấy đi đường. Nhiều ý kiến cho rằng cách làm của Đà Nẵng rất thành công, vậy tại sao không học theo mô hình đó? 

Giấy đi đường 4.0: Sao Hà Nội không “học theo” Đà Nẵng?

Quy trình tiếp nhận, xét duyệt và cấp giấy đi đường mới của Hà Nội từ ngày 5/9 đang khiến dư luận lo lắng vì quá phức tạp.

Thời công nghệ nhưng vẫn thủ công

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Sẽ bù cho các học sinh ngày đến trường đúng nghĩa”

“Chúng ta phải cùng nhau sớm kiểm soát, khống chế dịch bệnh ở TPHCM và một số khu vực lân cận và sẽ bù lại cho các em học sinh một ngày đến trường đúng nghĩa”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Sẽ bù cho các học sinh ngày đến trường đúng nghĩa”
Dự lễ khai trương Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5G (Bộ Quốc phòng) sáng 5/9, cũng là ngày khai giảng năm học mới 2021-2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc đến việc những năm trước ông thường lặng lẽ đến các trường học, chứng kiến bố mẹ, ông bà đưa các cháu nhỏ đến trường trong niềm vui náo nức. Có những cháu nhỏ lần đầu đến trường còn sợ, còn khóc. Và cũng để thấy rằng đất nước, ngành giáo dục còn nhiều khó khăn, nhưng tương lai thì rạng ngời ở phía trước.
“Tự hứa với mình” bảo vệ các thầy cô giáo và các học sinh an toàn

TPHCM: Gia hạn giấy đi đường nếu tiếp tục kéo dài giãn cách sau 6/9

Sau ngày 6/9, nếu tiếp tục kéo dài siết chặt giãn cách, Công an TP HCM sẽ gia hạn giấy đi đường đã cấp cho các đối tượng tượng được phép lưu thông.

TPHCM: Gia hạn giấy đi đường nếu tiếp tục kéo dài giãn cách sau 6/9
Thông tin trên được Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP HCM cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP HCM chiều 5/9.

Tin mới