TP HCM ghi nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ hai

Người bệnh đã được nhân viên kiểm dịch y tế tiếp cận ngay khi vừa xuống máy bay và đưa về bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cách ly để được chẩn đoán và điều trị.

Sáng sớm 20/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ thứ hai tại TP.HCM đã có kết quả PCR dương tính.
Như vậy, đây là trường hợp đậu mùa khỉ thứ hai đã được phát hiện ngay khi nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhờ hệ thống giám sát chủ động của ngành y tế.
Người bệnh đã được nhân viên kiểm dịch y tế tiếp cận ngay khi vừa xuống máy bay và đưa về bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cách ly để được chẩn đoán và điều trị.
Trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ hai này là một phụ nữ 38 tuổi, thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, đi du lịch tại Dubai trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến 18/10/222. Bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ từ ngày 11/10/2022 với sốt kèm mệt mỏi, buồn nồn và xuất hiện các mụn mủ rải rác trên cơ thể.
Điều đáng ghi nhận chính là người bệnh này và người bệnh mắc đậu mùa khỉ đầu tiên (nay đã khỏi bệnh) đã có thời gian ở cùng nhà và sinh hoạt chung và khi biết người bạn có các triệu chứng tương tự, người mắc đậu mừa khỉ đầu tiên đã kịp thời thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) biết để hỗ trợ cách ly chẩn đoán và điều trị.
TP HCM ghi nhan truong hop mac dau mua khi thu hai
Bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam ở TP.HCM được xuất viện sau 3 tuần điều trị và cách ly. 
Sau khi nhận được thông tin về hành khách trên chuyến bay nhập cảnh từ Dubai có yếu tố dịch tễ và triệu chứng nghi mắc đậu mùa khỉ, lực lượng kiểm dịch viên y tế (thuộc HCDC) tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã phối hợp với đội y tế khẩn nguy sân bay đã tiếp cận ngay người bệnh ngay khi tàu bay vừa hạ cánh và đưa vào khu vực riêng để thực hiện khám sàng lọc và khai thác các yếu tố dịch tễ.
Sau khi xác định đủ yếu tố nghi mắc đậu mùa khỉ, HCDC đã phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 đưa người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để cách ly, xét nghiệm và điều trị; đồng thời, thực hiện khử trùng tàu bay theo quy định.
HCDC tiếp tục điều tra dịch tễ các trường hợp tiếp xúc gần để hướng dẫn và kịp thời xử lý, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Theo Sở Y tế TP.HCM, nhờ có sự chủ động ứng phó của ngành y tế và ý thức tốt của người bệnh nên trường hợp đậu mùa khỉ thứ hai này đã được cách ly và xử lý phòng chống lây nhiễm ngay từ khi nhập cảnh, tuyệt đối không để lây lan trong cộng đồng.

Dấu hiệu cảnh báo người mắc bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa khá tương đồng. Song, một trong số đó được xem là đặc hiệu giúp phân biệt hai loại bệnh.

Câu hỏi: Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên toàn cầu. Làm sao để tôi biết bản thân mình có mắc bệnh hay không?

Trả lời:

Đậu mùa khỉ có thể lây lan qua không khí

Trong một số trường hợp mắc đậu mùa khỉ, lây truyền qua không khí là lời giải thích duy nhất.

Từ ngày 13/5 đến 6/6, thế giới đã ghi nhận hơn 1.000 ca đậu mùa khỉ ở khoảng 30 quốc gia ngoài châu Phi - nơi lưu hành phổ biến của bệnh. Trong đó, Vương quốc Anh có nhiều bệnh nhân nhất (302 người), tiếp theo là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Canada và Đức.

Dau mua khi co the lay lan qua khong khi

Ảnh minh họa: Reuters

Một sự thay đổi đột ngột trong hướng dẫn của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra hiện tượng ít được biết đến: Đôi khi, đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua aerosol (giọt bắn siêu nhỏ) giống như Covid-19.

CDC khuyến nghị: “Hãy đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh, bao gồm cả đậu mùa khỉ”. Tối muộn 6/6, đề xuất đó đã bị xóa.

“Chúng tôi loại bỏ khuyến nghị đeo khẩu trang khỏi thông báo phòng tránh đậu mùa khỉ vì gây ra sự nhầm lẫn”, CDC giải thích.

Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nói rằng ở các quốc gia đang lây lan đậu mùa khỉ, những người tiếp xúc với bệnh nhân và nhân viên chăm sóc sức khỏe” nên cân nhắc việc đeo khẩu trang. Hướng dẫn đó cũng áp dụng cho những người có thể tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Diễn biến trên đã đặt ra một khía cạnh ít được thảo luận của đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện nay: Virus có thể lây nhiễm trong không khí, ít nhất trong khoảng cách ngắn. Trong khi các chuyên gia cho biết, lây truyền qua không khí chỉ là một phần nhỏ trong sự lây lan tổng thể, không có ước tính chắc chắn về tỷ lệ.

Trong các đợt bùng phát trước đây, phần lớn các ca mắc mới đã tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc động vật nhiễm bệnh. Nhưng trong một số trường hợp, lây truyền qua không khí là cách giải thích duy nhất.

Đậu mùa khỉ được cho có đặc điểm giống với đậu mùa. Trong đánh giá về sự lây truyền bệnh đậu mùa, Tiến sĩ Donald Milton, Đại học Maryland (Mỹ), đã mô tả một số trường hợp lây truyền qua đường không khí.

Tiến sĩ Milton cho rằng, đó là lời giải thích hợp lý duy nhất trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa ở New York (Mỹ) năm 1947, khi ca mắc mới ở cách bệnh nhân đầu tiên 7 tầng. Năm 1970, một trường hợp đã lây nhiễm cho nhiều người khác trên 3 tầng của một bệnh viện ở Meschede (Đức), nhờ sự hỗ trợ của luồng không khí trong tòa nhà.

Nhà virus học Mark Challberg, Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, cho biết: “Hầu hết mọi người nghĩ rằng bệnh đậu mùa thường lây truyền qua các giọt bắn lớn, nhưng vẫn có khả năng truyền qua aerosol”.

Tiến sĩ Milton cảnh báo, việc lập kế hoạch phòng ngừa nguy cơ lây truyền bệnh đậu mùa khỉ trong không khí đặc biệt quan trọng trong các bệnh viện.

Khi dịch đậu mùa khỉ tiếp tục bùng phát, nhiều bệnh nhân đang cách ly tại nhà do các triệu chứng nhẹ. Các thành viên trong gia đình có thể cần xem xét khả năng lây truyền qua đường không khí.

Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về đậu mùa khỉ, bao gồm cả tại sao đợt bùng phát hiện nay chỉ gây ra các ca bệnh nhẹ. Giới khoa học không biết con người có thể truyền virus khi không có triệu chứng hay không, virus đã lưu hành trong cộng đồng bao lâu và liệu lây truyền trong tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo hay không.

Có bằng chứng ghi nhận phụ nữ mang thai có nguy cơ truyền virus đậu mùa khỉ sang thai nhi. Trong một nghiên cứu trên 216 bệnh nhân ở Cộng hòa Dân chủ Congo, 4/5 phụ nữ mang thai đã bị sẩy thai. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus và các tổn thương do virus trong bào thai.

Tin mới