TP HCM lúng túng khi thu hồi các dự án treo

Dự án bất động sản được giao đất nhưng chủ đầu tư chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng, không thi công hạ tầng kỹ thuật hàng chục năm nhưng TPHCM lại lúng túng khi thu hồi, huỷ bỏ chủ trương đầu tư dự án.

UBND huyện Bình Chánh vừa có văn bản số 558/BC-UBND gửi UBND TPHCM báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, quản lý quy hoạch trên địa bàn.

Theo UBND huyện Bình Chánh, qua rà soát, hiện nay trên địa bàn huyện có 53 dự án khu dân cư, trong đó 51 dự án được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và thoả thuận tổng mặt bằng, với tổng diện tích hơn 1.304ha không có trong danh sách đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm và đến nay chưa hoàn thành dự án.

Công văn số 5462/UBND-ĐTMT của UBND TPHCM về phân loại và biện pháp giải quyết tình hình dự án chậm triển khai dựa trên tiến độ bồi thường (tỷ lệ bồi thường dưới 50%, từ 50-80% và trên 80% nhưng chưa hoàn thành). Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 xem xét, đề xuất xử lý các dự án chậm triển khai dựa vào việc có đăng ký kế hoạch sử dụng đất mà quá 3 năm không triển khai thực hiện.

TP HCM lung tung khi thu hoi cac du an treo

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM cũng đã khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để điều tra Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị Phi Long, liên quan đến việc bán dự án trên giấy như Khu dân cư Phi Long 5, Khu dân cư Hải Yến (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh).

Thực trạng trên địa bàn huyện có những dự án đã có quyết định giao đất trước đây, nhưng đến thời điểm hiện nay chưa hoàn thành bồi thường và chưa có phương án bồi thường được duyệt. Trường hợp có dự án đã hoàn thành công tác bồi thường nhưng chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện thi công hoặc đã đầu tư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật nhưng chưa bàn giao cho cơ quan quản lý và có những dự án ngưng thi công.

Về mặt quy định, các dự án chưa đủ điều kiện để huy động vốn của khách hàng theo Luật kinh doanh bất động sản nhưng thời gian vừa qua vẫn kêu gọi vốn trái quy định gây bức xúc cho người dân và gây áp lực lên chính quyền địa phương. Điển hình như dự án khu dân cư Hải Yến (xã Bình Hưng), khu dân cư Phi Long (xã Phong Phú), Khu dân cư dân An Hạ (xã Phạm Văn Hai)…

Vì vậy, UBND huyện Bình Chánh kiến nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở ngành liên quan hướng dẫn tiêu chí về thu hồi, huỷ bỏ chủ trương đầu tư dự án và thu hồi các quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện.

Trước đó, như Tiền Phong đã thông tin, Khu dân cư An Hạ (xã Phạm Văn Hai) do Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nhựt Thành làm chủ đầu tư vi phạm về không đủ điều kiện khởi công, chưa có quyết định giao đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa thực hiện cấp giấy chứng nhận.

Trong khi đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM cũng đã khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để điều tra Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị Phi Long, liên quan đến việc bán dự án trên giấy như Khu dân cư Phi Long 5, Khu dân cư Hải Yến (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), Khu dân cư Huy Hoàng, Khu dân cư Nam Nam Sài Gòn (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh).

Công án xác định, tại Khu dân cư Nam Nam Sài Gòn, chủ đầu tư chưa hoàn thiện hồ sơ để được cơ quan chức năng phê duyệt quy hoạch 1/500, chưa hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa được UBND TPHCM ký quyết định giao đất nhưng Công ty Phi Long đã vẽ ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô để huy động vốn các khách hàng thông qua hợp đồng “hợp tác đầu tư”.

Quý III thị trường căn hộ TP HCM tăng 30% nguồn cung

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo quý III của JLL về thị trường căn hộ bán tại TP HCM, nguồn cung tiếp tục tăng với gần 5.000 căn được chào bán, tăng 30% so với quý trước.

Khoảng 56% nguồn cung đến từ dự án Vinhomes Origami ở quận 9. Tuy nhiên xét về số lượng, chỉ có 4 dự án có thể tiến hành ký hợp đồng mua bán trong quý này, là một trong những mức thấp nhất trong lịch sử.

Điều này cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung gây ra bởi những vướng mắc pháp lý còn tồn đọng. Hơn nữa, đợt dịch COVID-19 thứ hai và tháng 7 Âm lịch rơi vào giai đoạn này khiến cho lễ mở bán bị hoãn lại tới cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Doanh nghiệp Thái Lan rao bán 2 khách sạn ở Việt Nam

2 khách sạn được rao bán là Ibis Saigon và Capri by Frasers. Giá trị rao bán giảm dần theo thời gian, lý do đến từ ảnh hưởng của Covid-19.

Theo Deal Street Asia, Công ty TNHH Strategic Property Investors (trụ sở tại Thái Lan) rao bán 100% cổ phần tại 3 khách sạn ở Việt Nam và Indonesia. Trong đó, 2 khách sạn Việt Nam được rao bán là Ibis Saigon và Capri by Frasers. Tại Indonesia, Pullman Jakarta cũng trong danh sách rao bán.

Điều đáng nói, vào tháng 4 vừa qua, công ty LT Rubicon Limited đến từ Anh đề nghị mua lại 3 khách sạn với giá 118 triệu USD. Tuy nhiên gần đây, con số này đã về mức 105 triệu USD.