TP HCM: Nhiều vi phạm trong việc cấp “sổ đỏ” tại quận Gò Vấp

Thanh tra TP HCM Kết luận các đơn vị thuộc UBND quận Gò Vấp có nhiều thiếu sót, vi phạm liên quan đến việc chấp hành pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo kết luận thanh tra về kết quả giải quyết thú tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận trong năm 2022, quận Gò Vấp có 1.932/39.748 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trễ hạn, chiếm tỷ lệ 4,86%. Năm 2023, có 1.692/30.069 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trễ hạn, chiếm tỷ lệ 5,62%.

TP HCM: Nhieu vi pham trong viec cap “so do” tai quan Go Vap
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Gò Vấp có nhiều vi phạm trong việc thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ. 

Đối với các trường hợp cấp giấy chứng nhận thực hiện Phiếu lấy ý kiến khu dân cư, Phòng TN&MT và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Gò Vấp lấy không dầy đủ thông tin, không đúng quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và việc các UBND phường xác nhận đối với phần diện tích đất tăng thêm không đúng thực tế sử dụng đất.

Tuy nhiên, hai đơn vị này thiếu kiểm tra, rà soát nên vẫn tham mưu cho Chủ tịch UBND quận cấp Giấy chứng nhận là chưa thực hiện đúng quy định.

Ngoài ra, UBND quận Gò Vấp công nhận quyền sử dụng đất và đồng thời cho phép chuyền mục đích sử dụng đất (phân lớn đất có diện tích nhỏ dưới 10m2), trong khi các trường hợp này không có đăng ký nhu cầu sử dụng đất, không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt, là chưa đảm bảo quy định theo Điều 52 Luật Đất đai năm 2013.

Đáng chú ý, mặc dù đất do đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, người dân lần chiếm sử dụng nhưng khi giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người dân, UBND quận Gò Vấp không có văn bản lấy ý kiến của đơn vị được giao quản lý đất, là chưa thực hiện đúng quy định. Đồng thời, cho phép người dân chuyển mục đích sang đất ở đối với nhà, đất thuộc khu quy hoạch hỗn hợp, chưa xác định được chính xác nhóm nhà ở trong các đồ án quy hoạch phân khu là chưa đúng quy định khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai năm 2013.

Bên cạnh đó, phòng TN&MT khi tham mưu lập Kế hoạch sử dụng đất hằng năm, còn thiếu kiểm tra, rà soát dẫn đến còn sai sót về loại đất đăng ký. Từ đó, UBND quận Gò Vấp cho phép tách thửa đất có diện tích tối thiểu không đảm bảo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND TP HCM.

Việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai còn trễ hạn hồ sơ nhưng lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng TN&MT không đánh giá được nguyên nhân đối với từng hồ sơ để đề ra biện pháp khắc phục nhằm kéo giảm tình trạng trễ hạn hồ sơ dẫn đến tỷ lệ trễ hạn năm sau cao hơn năm trước.

Trách nhiệm thiếu sót, vi phạm trên thuộc về lãnh đạo UBND quận Gò Vấp phụ trách lĩnh vực, Trưởng Phòng TN&MT, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Gò Vấp và các cá nhân có liên quan.

Cần làm rõ tác động khi bỏ “Hộ gia đình” khỏi Dự thảo Luật đất đai

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương cho rằng, cần phải làm rõ tác động khi bỏ “hộ gia đình” là chủ sử dụng trong nhiều điều khoản trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Chưa thể hiện được nguyên tắc có đất để “đảm bảo sinh kế”
Góp ý vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ông Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho biết, theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, cả nước có 24.532 hộ DTTS thiếu đất ở, 210.400 hộ DTTS có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.

Sửa Luật Đất đai: Gỡ “bế tắc” cho các dự án du lịch trọng điểm

Theo các chuyên gia, Luật Đất đai nếu không có quy định tiếp cận đất đai đối với tổ chức, cá nhân để phát triển du lịch, dịch vụ sẽ không khuyến khích phát triển hạ tầng du lịch và điểm đến.

Sua Luat Dat dai: Go “be tac” cho cac du an du lich trong diem
Khu du lịch Tràng An. Ảnh minh họa 
Thiếu cơ chế cho các dự án phát triển du lịch

Tin mới