TP HCM xem xét thu hồi dự án Charmington Iris

Dự án Charmington Iris từng bị UBND TPHCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư nên Sở Kế hoạch Đầu tư kiến nghị, trường hợp cần thiết phải thực hiện việc thu hồi dự án.

Xem xét thu hồi dự án

Thông tin từ UBND TPHCM cho biết, Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM đã gửi báo cáo đề xuất xem xét thu hồi dự án Trung tâm thương mại dịch vụ căn hộ số 76 Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4, TPHCM (tên thương mại là Charmington Iris) của Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP, nếu không tháo gỡ được các vướng mắc.

TP HCM xem xet thu hoi du an Charmington Iris

Dự án Charmington Iris đã dừng thi công gần 2 năm qua.

Trong báo cáo này, Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM cho biết, ngày 27/12/2018, UBND TPHCM có quyết định số 5981/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư dự án Charmington Iris. Lý do, cơ sở pháp lý để đề xuất ra quyết định chủ trương đầu tư dự án chưa chính xác.

Do đó, các sở ngành có liên quan phải tham mưu cho UBND TPHCM về tính pháp lý của các văn bản quyết định liên quan đến đất đai, xây dựng được các căn cứ pháp lý cho TPHCM ban hành đối với dự án này. Trường hợp cần thiết phải thực hiện việc thu hồi dự án theo quy định.

Nếu Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP (Công ty Sabeco HP) muốn tiếp tục triển khai dự án thì phải thực hiện lại thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật về đầu tư.

Trước đó, vào ngày 16/3/2020, Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP có Công văn số 10/CV-PLĐT và số 11/CV-PLĐT về việc kiến nghị cho khôi phục quyết định chủ trương đầu tư để tiếp tục thực hiện dự án Charmington Iris .

Tại văn bản trên, công ty báo cáo “đã hoàn thành việc bồi thường và di dời 12/14 hộ dân và bàn giao mặt bằng cho UBND quận 4. Đối với 2 hộ dân còn lại, thời gian đầu công ty cũng thỏa thuận bồi thường với mức giá tương đương với 12 hộ đã nhận tiền bồi thường (giá bồi thường trung bình khoảng 80 triệu/m2).

Tuy nhiên, về sau 2 hộ này lại yêu cầu bồi thường cả phần đất sân vườn không thuộc sở hữu riêng của 2 hộ. Chủ đầu tư đang phối hợp với UBND quận 4 để hoàn thiện việc bồi thường, hỗ trợ di dời. Đồng thời Công ty Sabeco HP cũng đã ký quỹ tại Vietcombank chi nhánh TPHCM để đảm bảo chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM cho rằng, không thể nói dự án đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ. Thực tế dự án vẫn còn 2 hộ dân mà nhà đầu tư chưa hoàn tất việc thỏa thuận bồi thường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư đã không đính kèm được tài liệu liên quan đến việc đã thỏa thuận bồi thường cho 14 hộ dân như đã nêu trên.

Qua rà soát hồ sơ liên quan đến dự án, ý kiến của các sở ngành và báo cáo của Công ty Sabeco HP, đến nay UBND TPHCM vẫn chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu đất trên cho Sabeco HP. Hiện nay vẫn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam.

Dính nhiều sai phạm, dự án bị hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư

Liên quan đến dự án này, vào ngày 21/9/2019, UBND TPHCM đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án. Ngày 30/12/2019, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có công văn xác định có một số dấu hiệu sai phạm tại dự án nêu trên. Tuy nhiên, UBND TPHCM đã ban hành các quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư có dấu hiệu trái quy định của pháp luật cho dự án để xử lý sai phạm nên đã không gây ra hậu quả thiệt hại đối với ngân sách Nhà nước.

  • Theo tài liệu của Tiền Phong, khu đất tại số 76 Tôn Thất Thuyết có nguồn gốc do Công ty Thủy tinh Việt Nam sử dụng từ trước 1975. Sau giải phóng Chính phủ tiếp quản và thành lập Nhà máy Thủy tinh Khánh Hội theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ về việc tiếp nhận và đưa Nhà máy Thủy tinh Khánh Hội vào chế độ quản lý xí nghiệp quốc doanh.

TP HCM xem xet thu hoi du an Charmington Iris-Hinh-2

Sabeco chỉ nhận được 20 căn hộ đã hoàn thiện tại dự án Charmington Iris.

Ngày 26/10/1993, Ủy ban Nhà Nước về Hợp tác và đầu tư cấp Giấy phép đầu tư số 701/GP cho Công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam để đầu tư dự án sản xuất bao bì thủy tinh. Ngày 30/11/1993, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ có Quyết định số 1158/CNn-TCLĐ về việc sáp nhập Nhà máy thủy tinh Khánh Hội vào Công ty Bia Sài Gòn (Sabeco). Sau đó Sabeco liên doanh với đối tác Malaysia thành lập Công ty TNHH Malaya Việt Nam để làm Nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh phục vụ sản xuất, trụ sở đặt tại 76 Tôn Thất Thuyết.

Trong đó, Sabeco góp 30% vốn điều lệ, số tiền này được dùng thuê khu đất trong 12 năm đầu để góp vốn vào liên doanh với đối tác nước ngoài. Từ năm thứ 13 trở đi, liên doanh mới phải nộp tiền thuê đất cho nhà nước. Nhưng theo quyết định sắp xếp lại và xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước ban hành năm 2007, khu đất này không thuộc diện Sabeco được tiếp tục quản lý, sử dụng. Do đó, Sabeco không còn được hưởng giá trị lợi thế của khu đất nữa.

Thế nhưng ngày 25/1/2008, UBND quận 4 có Công văn số 217/UBND-ĐT chấp thuận cho Sabeco nghiên cứu đầu tư xây dựng Khu Thương mại dịch vụ vui chơi giải trí căn hộ và trường học tại 76 Tôn Thất Thuyết. Năm 2009, Sabeco và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Du lịch Hiệp Phúc cùng Công ty TNHH Malaya Việt Nam ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư để khai thác khu đất.

Tháng 2/2016, hai cổ đông gồm Công ty Hiệp Phúc, Sabeco thành lập Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP để triển khai dự án Charmington Iris. Trong đó, Công ty Hiệp Phúc chiếm 74% vốn điều lệ, Sabeco 26% vốn điều lệ. Quyền lợi của Sabeco là được nhận sản phẩm của dự án tương ứng với 8% vốn điều lệ của pháp nhân mới nhưng không ít hơn 20 căn hộ đã hoàn thiện. Sau đó, dự án được giới thiệu quy mô 2 block cao 35 tầng, gồm 1.438 căn hộ, bán với giá khoảng 60 triệu đồng/m2.

Ham hố dự án chui coi chừng có ngày “sập bẫy” lừa đảo

Theo Sở xây dựng tỉnh Bình Dương, trên toàn tỉnh có 16 dự án mở bán, rao bán khi chưa có pháp lý, hoặc có nhưng chưa xây dựng hạ tầng.

Hiệp hội Bất động sản tỉnh này cũng đưa khuyến cáo người dân đừng vì hám lợi mà chấp nhận những giao dịch tiềm ẩn rủi ro pháp lý.

Dự án 'ma' hoành hành khắp nơi, chính quyền TP HCM cảnh báo nguy cơ 'tiền mất, đất không có'

(Vietnamdaily) - Từ đầu năm đến nay, ở TP HCM liên tiếp xuất hiện các cá nhân, doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo, rao bán các dự án “ma”. Chính quyền các quận, huyện liên tiếp ra cảnh báo người mua trước nguy cơ "tiền mất, đất không có".

Bùng phát dự án 'ma'

Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản TP HCM luôn xuất hiện các thông tin về những dự án "ngon" nhưng thực chất không có tính pháp lý, phân lô bán nền trái phép, thậm chí không tồn tại trong quy hoạch.