TPBVSK Tamino quảng cáo "nổ" là thuốc: Vi phạm pháp luật thế nào?

"Nếu TPBVSK Tamino quảng cáo vi phạm pháp luật không những bị phạt tiền nặng mà còn buộc phải tháo gỡ, xóa bỏ quảng cáo", Luật sư Hoàng Tùng nhận định.

TPBVSK Tamino quảng cáo "nổ" là thuốc: Vi phạm pháp luật thế nào?
Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, sản phẩm Tamino được Công ty TNHH Dược phẩm Sanora nghiên cứu và đăng ký nhãn hiệu, phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần Kentado chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) nhưng lại được quảng cáo là thuốc và thổi phồng công dụng rầm rộ gây bức xúc dư luận.
Để đánh vào niềm tin nhằm dễ dàng “móc ví” người tiêu dùng, một số trang web quảng cáo TPBVSK Tamino còn lồng ghép các đoạn video, sử dụng hình ảnh PGS. TS. Bác sĩ Trần Đình Toán - nguyên Bác sĩ, Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Viện Quân Y 203, dược sĩ Võ Lý Phương Thùy, dược sĩ Thùy Trang, ca sĩ Trịnh Thăng Bình… với nội dung khen ngợi TPBVSK Tamino và khuyến cáo mọi người nên sử dụng nếu muốn tăng cân một cách hiệu quả.
TPBVSK Tamino quang cao
 Dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng sản phẩm Tamino được phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần Kentado quảng cáo rầm rộ là thuốc.
Xử phạt nặng
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý của sự việc, luật sư Hoàng Tùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP Hà Nội) khẳng định: "Một trong những nguyên tắc mà pháp luật quy định đó là quảng cáo phải đúng sự thật mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ cung cấp".
Luật sư cho biết Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018 đã quy định 16 hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Hơn nữa, tại Điều 11 Luật Quảng cáo 2012 quy định rất rõ xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo là: “Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
TPBVSK Tamino quang cao
Website quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tamino không có tích xanh của Bộ Công Thương. 
Ngoài ra, khoản 15, Điều 6 Luật Dược 2016, quy định những hành vi bị nghiêm cấm: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.
Từ ngày 01/6/2021 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật hay thế Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định rất rõ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Cụ thể, theo Nghị định 158 trước đây thì hành vi vi phạm quy định về quảng cáo có thể bị phạt đến 70.000.000 đồng. Còn theo Điều 50 của nghị định số 38 thì hành vi vi phạm quy định về quảng cáo thuốc có thể bị phạt đến 40.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Do đó, nếu hành vi vi phạm quy định về quảng cáo TPBVSK Tamino mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì có thể còn bị xử lý về tội hành vi lừa dối người tiêu dùng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nghệ sĩ phải có trách nhiệm khi quảng cáo hàng hóa sản phẩm dịch vụ
Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn Phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc các nghệ sĩ ký các hợp đồng quảng cáo đối với các nhãn hàng, các doanh nghiệp là chuyện hết sức bình thường.
Trường hợp các nghệ sĩ quảng cáo những hàng hóa sản phẩm dịch vụ bị cấm hoặc thực hiện các hành vi cấm trong quảng cáo, quảng cáo khi chưa biết rõ về công dụng, giá trị của sản phẩm, quảng cáo sai sự thật mà mình không hề biết đến, chưa từng sử dụng nhưng lại nói dối với công chúng là dùng rất tốt, rất hiệu quả thì đó là hành vi lừa dối khán giả, phản bội lại niềm tin của khán giả, gây hệ lụy rất xấu cho xã hội và có thể bị mất danh tiếng.
TPBVSK Tamino quang cao
 Ca sĩ Trịnh Thăng Bình xuất hiện trong video quảng cáo sản phẩm TPBVSK Tamino.
Vì vậy, các nghệ sĩ, người của công chúng cần phải thận trọng và có trách nhiệm khi thực hiện các hoạt động quảng cáo. Cần phải kiểm tra thẩm định kỹ về mặt pháp lý cũng như trình tự, thủ tục, điều kiện quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
Trường hợp do lỗi vô ý hoặc vì một yếu tố cá nhân nào đó mà đã quảng cáo sai sự thật, vi phạm quy định về quảng cáo thì cần phải sửa sai, nhận trách nhiệm, xin lỗi trước công chúng và đó là một bài học đắt giá.
Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

TPCN CumarGold Fast quảng cáo như thuốc, dùng hình ảnh người khác thổi phồng sản phẩm?

(Kiến Thức) - Chỉ là thực phẩm chức năng nhưng sản phẩm CumarGold Fast được phân phối bởi Cty Cổ phần dược mỹ phẩm CVI lại quảng cáo như thuốc chữa bệnh. Đơn vị này còn sử dụng hình ảnh của những người được cho là đã mua sản phẩm để thổi phồng chất lượng, hút người tiêu dùng!?!

TPCN CumarGold Fast quảng cáo như thuốc, dùng hình ảnh người khác thổi phồng sản phẩm?
Thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh?
Vừa qua, báo điện tử Kiến Thức liên tục tiếp nhận nhiều thông tin phản ánh về sản phẩm Cumargold fast được phân phối bởi Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm CVI (Hà Nội) chỉ là thực phẩm chức năng (TPCN), nhưng lại được quảng cáo như một loại thuốc chữa bệnh, đặc trị viêm loét dạ dày. 

CumarGold Fast quảng cáo như thuốc, lừa người bệnh: Cty CVI trả lời “tiền hậu bất nhất”?!

(Kiến Thức) - Mặc dù CumarGold Fast chỉ là TPCN nhưng lại được Cty Cổ phần dược mỹ phẩm CVI quảng cáo như thuốc nhằm đánh lừa, kiếm tiền trên lòng tin người bệnh. Đáng chú ý, khi trả lời báo chí trước vấn đề này đại diện công ty lại nói theo kiểu “tiền hậu bất nhất”.

CumarGold Fast quảng cáo như thuốc, lừa người bệnh: Cty CVI trả lời “tiền hậu bất nhất”?!
Thông tin sản phẩm CumarGold Fast chỉ là thực phẩm chức năng (TPCN), nhưng lại được quảng cáo như một loại thuốc chữa bệnh, đặc trị viêm loét dạ dày để kiếm tiền trên lòng tin của người bệnh đang gây hoang mang, bức xúc dư luận.
Sản phẩm CumarGold Fast này được phân phối bởi Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm CVI (Hà Nội). 

Ma trận thực phẩm chức năng

Nhiều thanh niên tuổi 18-20 không bằng cấp, chuyên môn về ngành y dược, trở thành những dược sĩ, bác sĩ “rởm”, lừa lọc người bệnh.

Ma trận thực phẩm chức năng

Các công ty thực phẩm chức năng (TPCN) bất chấp đạo đức kinh doanh, sử dụng đủ chiêu trò gian dối để bán hàng, đẩy người dân vào vòng xoáy rủi ro, nguy hiểm về sức khỏe.

“Tiêm” vào đầu khách hàng nỗi sợ hãi

Thông tư số 43/2014/TT-BYT đã quy định rõ TPCN (gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học và dùng cho chế độ ăn đặc biệt) không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Các sản phẩm này chỉ dùng để hỗ trợ chức năng nào đó cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật. Thế nhưng, trên thị trường vẫn đầy rẫy những đơn vị kinh doanh TPCN dùng đủ chiêu trò rê dắt người dân nhầm tưởng đây là “thần dược” hay thuốc chữa bách bệnh.

Tin mới