TP.HCM bỏ quy định dịch vụ ăn uống phải kết thúc trước 22 giờ

UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo khẩn, tiếp tục cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết ngày 31/12.

UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi các đơn vị về hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Theo đó, xét đề xuất của Sở Công Thương, UBND TP HCM chỉ đạo tiếp tục thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết ngày 31/12 và tuân thủ các điều kiện theo Công văn 3818 ngày 16/11/2021 của UBND TP HCM.

TP.HCM bo quy dinh dich vu an uong phai ket thuc truoc 22 gio

UBND TP HCM cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động đến ngày 31/12

Như vậy, với chỉ đạo mới này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động mà không bị giới hạn thời gian là ngưng trước 22 giờ hằng ngày.

Trước đó, thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được thí điểm hoạt động đến hết ngày 30/11. Trong đó, yêu cầu các cơ sở phải đáp ứng các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Các cơ sở kết thúc hoạt động trước 22 giờ hằng ngày.

Với địa bàn được đánh giá cấp độ dịch 1 và 2, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường mới. Với địa bàn được đánh giá cấp 3, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ ăn, uống tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; không được bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn.

UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có phục vụ đồ uống có cồn; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định phòng chống dịch.

Sau thời gian thực hiện thí điểm, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm gửi Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất UBND TP.HCM.

Chống lệnh đóng cửa phòng chống dịch Covid-19 bị xử lý thế nào?

Những cơ sở kinh doanh thuộc diện phải đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19 mà vẫn cố tình mở cửa sẽ bị xử phạt hành chính mức 5-10 triệu đồng.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan trong cộng đồng ngày càng lớn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người; đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống...

Tạm dừng Grab và GoViet gọi xe 2 bánh tại Hà Nội để tránh dịch Covid-19

Hai ứng dụng gọi xe Grab và GoViet đã chính thức tạm dừng dịch vụ gọi xe 2 bánh ở Hà Nội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo thông tin từ ứng dụng gọi xe Grab, dịch vụ gọi xe GrabBike tại Hà Nội sẽ chính thức dừng hoạt động từ 2/4/2020 đến hết ngày 15/4/2020. Tuy nhiên, dịch vụ GrabBike tại các tỉnh thành khác vẫn hoạt động bình thường.
Đại diện Grab cho biết, thực hiện nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05/CT-UBND của Chủ tịch UBND Hà Nội và nỗ lực đảm bảo an toàn cho khách hàng và đối tác tài xế trong mùa dịch, Grab chính thức tạm dừng dịch vụ GrabBike tại Hà Nội đến hết ngày 15/4/2020.

Tin mới