TPHCM: Gần 14 nghìn người sử dụng dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị tổng kết chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giai đoạn 2022 - 2023 và định hướng hoạt động 2023 - 2024 được tổ chức sáng nay (14/12) tại HCDC TPHCM.

Hội nghị có sự tham gia của: PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế); lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC); đại diện các bệnh viện, Trung tâm Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức; các phòng khám, tổ chức CBO/doanh nghiệp xã hội; các tổ chức trong nước và quốc tế.
Tại TPHCM, chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) được thí điểm triển khai tại TPHCM bắt đầu từ tháng 3/2017 với sự tài trợ của PEPFAR thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC).
Kết quả thí điểm đã cho thấy tính an toàn, hiệu quả, sự tiếp nhận và khả thi của việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV trên các nhóm MSM, chuyển giới và bạn tình dị nhiễm. Đến tháng 4/2019, TPHCM triển khai mở rộng hoạt động điều trị PrEP đến các quận, huyện (Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng) và một số phòng khám tư nhân.
TPHCM: Gan 14 nghin nguoi su dung dich vu dieu tri du phong truoc phoi nhiem HIV
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: HCDC.
Trải qua thời gian hơn 4 năm triển khai mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), tính đến tháng 11/2023, toàn TPHCM đã có tổng cộng 37 phòng khám công lập và tư nhân hoạt động trên địa bàn với gần 14 nghìn khách hàng đang sử dụng PrEP. Trong năm 2023, chương trình PrEP đã triển khai nhiều hoạt động tới cộng đồng như tổ chức toạ đàm trực tuyến về dự phòng phơi nhiễm HIV, truyền thông giáo dục sức khoẻ về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho học sinh, sinh viên.
Cùng với đó, hoạt động tập huấn nâng cao năng lực điều trị PrEP cho các phòng khám cũng được chú trọng tổ chức; đồng thời tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật định kỳ đảm bảo các phòng khám cung cấp dịch vụ PrEP chất lượng và đúng các hướng dẫn quốc gia. Ngoài ra, TPHCM cũng là 1 trong 7 tỉnh trên cả nước được Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) lựa chọn để triển khai thí điểm TelePrEP.
Theo ThS.BS Lê Hồng Nga, Phó giám đốc HCDC cho biết, việc thiết lập mạng lưới liên kết các phòng khám cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV là sự cần thiết để giúp kết nối thông tin một cách nhanh chóng.
Do đó, để tăng độ bao phủ, duy trì độ bền vững của chương trình PrEP cũng như mở rộng đối tượng can thiệp trong thời gian tới và những năm tiếp theo, TPHCM sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động điều trị PrEP ở cả hệ thống công lập và tư nhân. Đồng thời, tăng cường truyền thông, mở rộng cung cấp thông tin PrEP cho thanh niên trẻ và nhân viên y tế; xây dựng kế hoạch triển khai đa dạng mô hình, sáng kiến mới trong cung cấp dịch vụ PrEP như cung cấp dịch vụ lưu động, PrEP từ xa.
Song song đó, tiếp tục thực hiện kết nối, chuyển gửi và tư vấn các trường hợp xét nghiệm HIV âm tính có nguy cơ cao được tiếp cận với dịch vụ PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV. Thúc đẩy hoạt động tích hợp cung cấp nhiều dịch vụ dự phòng, điều trị trong 1 cơ sở (phòng khám đa dịch vụ - OSS) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc nhận dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS nói chung.
TPHCM: Gan 14 nghin nguoi su dung dich vu dieu tri du phong truoc phoi nhiem HIV-Hinh-2
 PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: HCDC.
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đánh giá, TPHCM đã có những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động triển khai các mô hình về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS nói chung và hoạt động điều trị PrEP nói riêng.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng nhấn mạnh, TPHCM cần tiếp tục huy động sự tham gia của các sở ,ban ngành, địa phương trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường độ bao phủ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ PrEP. Ngoài ra, cần chia sẻ những mô hình, sáng kiến trong hoạt động điều trị PrEP với các tỉnh, thành phố khác. Đối với các tổ chức quốc tế cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đối với hoạt động PrEP để các mô hình, các chương trình được mở rộng hơn trong thời gian tới.

Điều kiện được dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc

Người được tham gia dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV phải có xét nghiệm HIV âm tính và một số điều kiện khác.

Điều kiện để được dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc
Ngày 20/11/2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5456/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS”. Theo đó, người lớn hoặc vị thành niên có các tiêu chuẩn sau thì nên được cân nhắc chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP):

HS, SV có thể dễ dàng tiếp cận thuốc điều trị trước phơi nhiễm HIV

Điều trị trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus đang là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV rất hiệu quả. Hiện sinh viên và học sinh có thể dễ dàng tiếp cận với biện pháp này.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra khuyến cáo về sử dụng PrEP uống hằng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao vào năm 2014 và trong khuyến cáo bổ sung năm 2016 nhấn mạnh PrEP có chứa tenofovir disproxil fumarate (TDF) nên được cung cấp như một biện pháp dự phòng bổ sung trong gói dự phòng kết hợp cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Tin mới