TP.HCM: Hai người nguy kịch do ăn pate chay

Chiều 25/3, Sở Y tế TP.HCM thông tin, một phụ nữ 53 tuổi, một bé gái 16 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch, được hồi sức tích cực tại bệnh viện do ăn pate chay.

Bệnh nhân nữ 53 tuổi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115. Bệnh nhân 16 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Trước đó, một phụ nữ (là em gái bệnh nhân 53 tuổi và là mẹ của bệnh nhân 16) có cùng bệnh cảnh và tử vong tại BV Chợ Rẫy. Họ đều ăn pate chay trước khi sức khỏe có vấn đề.
Theo thông tin từ chồng và con trai của bệnh nhân nữ 53 tuổi đang hồi sức tại BV Nhân Dân 115, vào trưa thứ bảy ngày 20/3, gia đình có nấu bún riêu chay tại miếu (cách nhà khoảng 2 km, nhà ở số 245/1B An Thạnh, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho nhiều người cùng ăn, trong nguyên liệu thấy có 1 hộp pate chay bị phồng lên.
TP.HCM: Hai nguoi nguy kich do an pate chay
Ảnh minh họa.
Hiện tại, BV Nhân Dân 115 và BV Nhi Đồng 2 đang hồi sức tích cực cho các bệnh nhân và đang chờ các BS của BV Bạch Mai đến hội chẩn và mang thuốc giải độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum, tác nhân chính có trong pate chay gây ra ngộ độc (dự kiến tối nay sẽ đến BV Nhi Đồng 2 và BV Nhân Dân 115).
Hiện Ban An toàn vệ sinh thực phẩm đang khẩn trương xác minh, thu thập thông tin và xử lý theo quy định. Trong khi chờ xác định chính xác thông tin, Sở Y tế yêu cầu người dân tạm ngưng việc sử dụng tất cả các sản phẩm có liên quan đến pate chay và chờ thông tin, thông báo mới nhất từ Ban An toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng những ai cùng ăn patê chay với các bệnh nhân trên cần đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi và điều trị.

Vụ ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng: Thêm 89 ca mới

Liên quan đến vụ 133 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ ăn chay, chiều 9/5, Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, hiện đã có thêm 89 người nhập viện, nâng tổng số lên 222 người nghi bị ngộ độc.

Theo đó, ngoài 82 người đã ổn định sức khỏe và cho xuất viện thì vẫn còn 140 người vẫn còn phải theo dõi và điều trị tại Trung tâm y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản – Nhi.

Ngộ độc do Botulinum: Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ra sao?

(Kiến Thức) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Nam thanh niên nguy kịch do rượu thịt chó: Methanol tàn phá cơ thể ra sao?

(Kiến Thức) - Sau một ngày uống rượu thịt chó tại phòng trọ với bạn, thanh niên 32 tuổi xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, nhìn mờ, mất ý thức do ngộ độc methanol rất nặng.

Thông tin từ Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị này hiện đang điều trị cho một nam thanh niên 32 tuổi ở Bắc Ninh, bị ngộ độc methanol rất nặng, tiên lượng rất dè dặt.
Bệnh nhân này được chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai ngày 3/11 vừa qua trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, glasgow 7 điểm, huyết áp tụt, chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol.

Tin mới