TQ nhòm ngó bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine

(Kiến Thức) - Có tin nói, hồi cuối những năm 1990 Trung Quốc đã nhòm ngó máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được chia cho Ukraine sau khi Liên Xô tan rã.

TQ nhòm ngó bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine
Thậm chí, Trung Quốc đã cử một phái đoàn đến Ukraine để tậu mấy chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
TQ nhom ngo bay nem bom chien luoc Tu-160 cua Ukraine
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Không quân Nga.
Báo chí Trung Quốc xác nhận rằng Bắc Kinh đã rất quan tâm đến máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Sự quan tâm này là dễ hiểu. Nếu tấn công Mỹ, thì Trung Quốc cần có loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa và hiệu suất rất cao như Tu-160. Để bay đến khu vực phóng tên lửa, máy bay ném bom của Trung Quốc phải đi qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, nơi có rất nhiều các mối đe dọa từ phía các máy bay chiến đấu và tàu chiến với hệ thống phòng không đang tuần tra vùng biển này. Trung Quốckhông thể thực hiện được giao dịch này với Ukraine.
Thế nhưng, chỉ vì muốn làm cho Mỹ hài lòng, Ukraine đã bắt đầu phá hủy các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 lớn nhất và mạnh nhất thế giới, mỗi chiếc có giá hàng trăm triệu USD.
Vào giờ phút cuối cùng, Nga đã nhận được 8 chiếc Tu-160 từ Ukraine đổi lấy các đợt cung cấp khí đốt. Nga không còn sản xuất máy bay Tu-160 và chỉ thực hiện các công việc sửa chữa và hiện đại hóa 16 máy bay hiện có. Tu-160 đã được sử dụng để phóng tên lửa hành trình vào các vị trí của IS trong thời gian chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Đồng thời, không quân Nga khen ngợi loại máy bay này và có ý định nối lại quá trình sản xuất để có thêm 50 máy bay phiên bản nâng cấp TU-160M.
Vào đầu năm 2001, Ukraina đã “thanh lý” 11 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 còn lại. Một chiếc được chuyển giao cho viện bảo tàng và phần còn lại đã bị phá hủy. Việc phá hủy các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 là một trong những giai đoạn đáng xấu hổ nhất trong lịch sử hậu Xô viết của Ukraine. Ngoài Nga, Trung Quốc cũng rất muốn sở hữu Tu-160 và hồi cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã có trong tay một nguồn lực tài chính rất đáng kể. Rốt cuộc, Ukraine đã bị mất cả tỷ USD do chính sách thân Mỹ của Kiev.

Liên quân choáng váng trước việc Nga không kích ở Syria

(Kiến Thức) - Không chỉ có Qatar và Ả-rập Xê-út choáng váng trước qui mô và cường độ của chiến dịch không kích Hồi giáo cực đoan do Nga đang tiến hành ở Syria.

Liên quân choáng váng trước việc Nga không kích ở Syria
Ông Eldar Mamedov - chuyên gia tư vấn của Nghị viện châu Âu - nói với RIA Novosti rằng  mục tiêu của Qatar và Ả-rập Xê-út hoàn toàn trái ngược với mục tiêu của Nga. Chính phủ những nước này tìm cách lật đổ chế độ của Tổng thống Assad. Việc này có hàng tá nguyên nhân,  nhưng một trong số đó liên quan đến việc chế độ Assad hợp tác với Iran, còn hai nước quân chủ vùng vịnh này thì muốn lôi Syria ra khỏi ảnh hưởng của Tehran. Hoàn toàn tự nhiên khi hai nước này bị choáng váng trước chiến dịch không kích của Nga và lên tiếng phản đối. Trong bốn năm qua, bất kể những ảnh hưởng to lớn về tài chính, Ả-rập Xê-út và Qatar vẫn không thể lật đổ chế độ Assad và khó có thể làm được điều này vào thời điểm hiện.  
Lien quan choang vang truoc viec Nga khong kich o Syria
Bên cạnh máy bay ném bom Su-24 và máy bay chuyên tấn công mục tiêu mặt đất Su-25, Nga tung vào chiến dịch không kích IS ở Syria loại "xe tăng bay" Su-34 đầy uy lực. 
Nga đã tiến hành các phi vụ không kích vào các cứ điểm của phiến quân IS ở Syria, theo  yêu cầu của Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu và Qatar và Ả-rập Xê-út cùng là thành viên đã ném bom các căn cứ của IS ở Syria từ hồi tháng 9/2014 mà không cần sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cũng không phối hợp hành động với chính quyền Syria.

Nga không kích khiến Mỹ thay đổi lập trường về Syria?

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích của Nga đã thuyết phục được cộng đồng thế giới rằng phe đối lập không thể loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad bằng vũ lực.

Nga không kích khiến Mỹ thay đổi lập trường về Syria?
Đồng thời, thế giới cũng nhận ra rằng ưu tiên số 1 hiện nay là tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Do đó, Tổng thống Assad vẫn còn tại vị ít nhất cho đến khi đánh bại IS ở Syria.
Chien dich khong kich dan den thay doi lap truong ve Syria?
Máy bay ném bom chiến trường Su-25 của Nga: Nỗi kinh hoàng của phiến quân IS.
Sự thay đổi lập trường gây ấn tượng nhất

Thế giới nghi ngờ kế hoạch chống khủng bố của Ả-rập Xê-út

(Kiến Thức) - Nhiều nước trên thế giới đã tỏ ý ngạc nhiên và nghi ngờ sau khi Ả-rập Xê-út loan báo kế hoạch thành lập Liên minh quân sự  Hồi giáo chống khủng bố.

Thế giới nghi ngờ kế hoạch chống khủng bố của Ả-rập Xê-út
Theo thông tín viên Sirwan Kajjo của đài VOA, tuy kế hoạch chống khủng bố của Ả-rập Xê-út đã nhận được ý kiến ủng hộ của một số nước thành viên của Liên minh quân sự Hồi giáo gồm 34 quốc gia, song vẫn còn nhiều nghi vấn về mức độ hợp tác và vẫn chưa rõ các thành viên có đóng góp về mặt quân sự hay không và nếu có, thì đóng góp ở mức độ nào.
The gioi nghi ngo ke hoach chong khung bo cua A-rap Xe-ut
Ả-rập Xê-út thông báo thành lập Liên minh quân sự Hồi giáo chống khủng bố gồm 34 quốc gia Hồi giáo.

Tin mới