TQ tiếp tục “khuấy” Biển Đông sau dời Hải Dương 981 thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi di chuyển giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc có thể lại có hành động ngang ngược khác trên Biển Đông.

TQ tiếp tục “khuấy” Biển Đông sau dời Hải Dương 981 thế nào?
Rút giàn khoan vì không còn lợi?
Như Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái hạ đặt đã gây ra sự rạn nứt khá lớn trong quan hệ hai nước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng, giàn khoan này đang dời sang địa điểm gần đảo Hải Nam để tham gia vào dự án khác.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 và toàn bộ tàu hộ tống của Trung Quốc đã rời sang khu vực gần đảo Hải Nam để tham gia một dự án khác.
 Giàn khoan dầu Hải Dương 981 và toàn bộ tàu hộ tống của Trung Quốc đã rời sang khu vực gần đảo Hải Nam để tham gia một dự án khác.
Động thái này đến như một điều bất ngờ khi trước đó, Bắc Kinh khẳng định, họ sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa tháng 8. Vụ việc này đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn cho các bên liên quan cũng như cho cộng đồng quốc tế. Một chuyên gia năng lượng Trung Quốc cho hay, lo ngại mùa mưa bão sắp tới ở Biển Đông nên chính quyền quyết định dịch chuyển giàn khoan. 
Nhiều khả năng, Bắc Kinh chỉ đơn giản tính rằng, họ sẽ gặt hái được ít lợi lộc hơn nếu như cứ khăng khăng giữ giàn khoan Hải Dương 981 ở lại so với những lợi ích tiềm tàng từ hành động “lui” giàn khoan này. 
Trên quan điểm chiến thuật, mồi thử lửa là giàn khoan Hải Dương 981 đã chứng tỏ khả năng chịu đựng những chỉ trích “trực diện, gay gắt” từ bên ngoài về vấn đề này khi Việt Nam, Mỹ và các nước khác cáo buộc các hành động “ngang ngược, khiêu khích và hung hăng” của họ ở Biển Đông. 
Việc di dời giàn khoan lại mở ra cơ hội để Trung Quốc sửa chữa những lỗi lầm trong mối quan hệ với Việt Nam. Nhiệm vụ này sẽ khó khăn sau khi mà giàn khoan vẫn hiện diện ở vùng biển của Việt Nam. 
Không có ảnh hưởng từ nước ngoài?
Thời gian xảy ra vụ di dời này cũng là điều tò mò. Còn nhớ, giàn khoan Hải Dương 981 được đưa ra ngoài Biển Đông không lâu sau chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Điều này khiến nhiều nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh muốn nhắm vào Washington nhiều hơn là vào Hà Nội. 
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai mạc SED lần thứ 6 và CPE lần thứ 5 ở Bắc Kinh sáng ngày 9/7.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai mạc SED lần thứ 6 và CPE lần thứ 5 ở Bắc Kinh sáng ngày 9/7. 
Việc di chuyển giàn khoan xảy đến chưa đầy 1 tuần sau khi cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung Quốc (SED) diễn ra. Rõ ràng, giá trị của các lời chỉ trích trong nhiều tháng qua (kể cả những phát biểu gay gắt ở Diễn đàn Shangri-La) nhằm vào Trung Quốc không mấy làm nước này thay đổi các tính toán của họ. Rõ ràng, sự kiện SED chưa phải là điểm giới hạn khiến Trung Quốc “lung lay” quyết tâm của họ.
Phản ứng lại động thái di chuyển này, các cư dân mạng Trung Quốc dấy lên phán đoán rằng, chính quyền buộc phải làm vậy là bởi áp lực từ Mỹ. Bộ Ngoại giao nước này khẳng định rằng, họ làm vậy “không phải do bất kì yếu tố nước ngoài nào cả”.
Trung Quốc sẽ có động thái khác ở Biển Đông?
Tuy nhiên, động thái di chuyển giàn khoan này cũng tiềm ẩn một mối lo khác cho các bên. Theo đó, sau thời gian hoạt động ở khu vực này, Trung Quốc đã phát hiện các dấu hiệu dầu và khí đốt ở khu vực này. Rất có thể, một ngày nào đó, Trung Quốc lại lần nữa quay trở lại vùng biển của Việt Nam để khai thác dầu khí. Vào ngày 16/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) sẽ tiến hành nghiên cứu các dữ liệu thu được một cách toàn diện và “vạch ra một kế hoạch làm việc cụ thể trong thời gian tới”.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang củng cố quyền lực của mình nhằm đạt được Giấc mơ Trung Hoa của mình. Điểm quan trọng trong học thuyết này đó là biến Trung Quốc trở nên lớn mạnh và thoát khỏi “vòng kim cô” của phương Tây mà họ phải chịu đựng từ lâu. 
Ông Tập Cận Bình trước đó khá nhạy cảm với các cáo buộc về sự yếu kém trong chính sách đối ngoại của mình nhưng lại không thể mạo hiểm để thách thức với phương Tây; tuy nhiên, sẽ là quan trọng để Bắc Kinh chứng minh rằng họ chẳng có thỏa hiệp nào về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cả. 
Dù cuộc khủng hoảng về giàn khoan có thể kết thúc, nhưng chúng ta có thể lại thấy một hành động ngang ngược khác nữa của Trung Quốc trên Biển Đông trong tương lai gần, thể hiện là bằng chứng dã tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Chiêm ngưỡng dàn người mẫu tuyệt đẹp chụp ảnh dưới biển sâu

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia người Canada Benjamin Von Wong vừa chụp bộ ảnh vô cùng ấn tượng tại con tàu đắm dưới độ sâu 25m ngoài khơi bờ biển Bali, Indonesia.

Chiêm ngưỡng dàn người mẫu tuyệt đẹp chụp ảnh dưới biển sâu
Người mẫu cho bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Benjamin Von Wong là các thợ lặn tự do giàu kinh nghiệm.
Người mẫu cho bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Benjamin Von Wong là các thợ lặn tự do giàu kinh nghiệm.

Báo mạng Trung Quốc: gây sự với Việt Nam là sai lầm

Báo mạng Trung Quốc có bài viết cho rằng TQ gây sự ở Biển Đông là sai lầm vì Việt Nam có lợi thế và lẽ phải trong vấn đề Biển Đông.

Báo mạng Trung Quốc: gây sự với Việt Nam là sai lầm
Tờ Hexun được thành lập năm 1996 là một trong những cổng thông tin tài chính điện tử lớn nhất của Trung Quốc, thuộc hãng ChinaWeb. Tháng 3/2008, hãng tin Reuters (Anh) đã mua lại một lượng cổ phần nhỏ của Hexun.

Những tai nạn hàng không thảm khốc Đông Nam Á năm 2014

(Kiến Thức) - Năm 2014, hàng không các nước Đông Nam Á gặp hàng loạt các vụ tai nạn thảm khốc như vụ mất tích chiếc MH370, rơi Antonov AN-74TK-300, Mi-171 và Z-9.

Những tai nạn hàng không thảm khốc Đông Nam Á năm 2014
Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay chở khách MH370 của Hàng không Malaysia Airline mất tích trên đường bay từ Kuala Lumpur với Bắc Kinh.
Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay chở khách MH370 của Hàng không Malaysia Airline mất tích trên đường bay từ Kuala Lumpur với Bắc Kinh.

Tin mới