TQ trì hoãn việc đạt được COC ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Vào lúc các nước ASEAN có tiếng nói chung về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Trung Quốc tỏ ra không mấy vội vã để có bộ quy tắc này.

 
Thái độ của Trung Quốc tương phản với ý muốn của các nước ASEAN mau chóng có được bộ quy tắc này.
Trước cuộc họp sắp tới giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Trung Quốc tại Bắc Kinh, lập trường của Trung Quốc đang trình bày trên báo chí nhà nước được nhiều người cho là một chiến thuật trì hoãn.
Học giả Tô Hiểu Huy, Phó ban Chiến lược Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc, giải thích với VOA:
“Phía Trung Quốc đã nhận ra rằng họ có một số nhận thức khác với các bên hữu quan, trong đó có ASEAN, về vấn đề COC ở Biển Đông. Trước tiên, Trung Quốc muốn COC Biển Đông có một khung cảnh tương đối tốt cho việc thảo luận và đàm phán các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong tương lai. Đây là lập trường cơ bản của Trung Quốc. Trong khi đó, các bên khác xem COC Biển Đông thực sự là một cách giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Đây là sự khác biệt về tư duy. Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi đạt một thỏa thuận về quy tắc ứng xử, tất cả các bên liên quan sẽ tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn, do đó tạo ra một mối quan hệ khu vực tốt, giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua đàm phán song phương”.
Về phần mình, La Viện - m học giả quân sự có lập trường diều hâu – nói Mỹ có định kiến và gọi Philippines là “kẻ gây rối”:
“Philippines định dùng phương tiện quân sự để giải quyết vấn đề Biển Đông. Chuyện này đơn giản là bất khả thi. Philippines không thể thay đổi cán cân lực lượng với Trung Quốc, cho dù Philippines có mua bao nhiêu vũ khí đi chăng nữa. Chúng tôi hy vọng Philippines sẽ đi cùng một hướng với Trung Quốc và hợp tác để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán”.

Những cơn sóng trái chiều ở Biển Đông

 

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM-46) được tổ chức tại Brunei từ 30/6 đến 2/7 đã có một cách tiếp cận hoàn toàn khác với hội nghị chức năm ngoái tại Phnom Penh, nơi 10 thành viên ASEAN không nhất trí thảo luận về tranh chấp Biển Đông.

Tranh chấp nguồn cá thổi bùng xung đột Biển Đông

(Kiến Thức) - Trữ lượng dầu khí ở Biển Đông đôi khi bị thổi phồng quá mức, trong khi tranh chấp nguồn cá mới là yếu tố dễ làm bùng xung đột trong khu vực.

Tổng thống Obama “bó tay” trước khủng hoảng Ai Cập?

(Kiến Thức) - Hủy bỏ tập trận quân sự với Ai Cập nhưng không cắt đứt viện trợ dành cho nước này, Mỹ tỏ ra rất thận trọng trước tình trạng bạo lực  ở Cairo.

Tổng thống Obama đang hứng nhiều búa rìu dư luận liên quan đến phản ứng của Mỹ về tình hình bạo lực ngày càng nghiêm trọng ở Ai Cập.
 Tổng thống Obama đang hứng nhiều búa rìu dư luận liên quan đến phản ứng của Mỹ về tình hình bạo lực ngày càng nghiêm trọng ở Ai Cập.
Với việc hủy bỏ tập trận chung với Ai Cập, ông chủ Nhà Trắng Barack Obama đã bày tỏ thái độ trước cuộc đàn áp bạo lực của quân đội Ai Cập đối với những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống vừa bị lật đổ Mursi.

Tin mới