Trả giá quá đắt vì phá rừng để nuôi bò bán cho Trung Quốc

Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, chiếm 10% đa dạng sinh học trên thế giới đang phải trả một cái giá đắt đỏ.

Tính từ năm 2015 đến 2018, người Brazil đã phá một diện tích khổng lồ của rừng Amazon lên đến 29.000 km2 và 80% của con số này dành cho việc nuôi gia súc.
Phần lớn số lượng gia súc này dùng để cung cấp thịt cho người dân Trung Quốc. Năm 2018, sản lượng thịt bò Brazil xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 722.000 tấn, con số này cao gấp đôi năm 2015.
Nguyên nhân, người Trung Quốc tiêu thụ thịt bò lớn không chỉ vì để nuôi dân số lớn nhất thế giới, mà còn do tầng lớp trung lưu đang ngày càng mở rộng, chiếm 30% trong tổng số 1,4 dân của nước này, sẵn sàng mạnh tay chi tiền những gì ngon nhất của loại thịt này.
Trả lời hãng tin CNA, ông Liu Juan, một trong 8.000 người bán thịt bò tại các chợ Bắc Kinh, cho biết nếu chỉ dựa vào nguồn cung nôi địa thì không thể đáp ứng được nhu cầu.
Tra gia qua dat vi pha rung de nuoi bo ban cho Trung Quoc
Ảnh minh họa. 
Quả thật, sản lượng nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc đã tăng 50 lần so với năm 2011 và đạt 1 triệu tấn vào năm 2018. Một khi nước nhập khẩu nào nỗ lực cung cấp thực phẩm cho bàn ăn người Trung Quốc cũng đồng nghĩa môi trường, thiên nhiên cũng biến đổi méo mó theo.
Brazil với việc cung cấp 2/3 lượng nhập khẩu thịt bò Trung Quốc đang chứng kiến sự tàn phá môi trường. Chỉ tính riêng bang Mato Grosso của Brazil đã có 30 triệu con bò, gấp 10 lần dân số của bang này.
Riêng năm 2018, Brazil đã bán 1,64 triệu tấn thịt bò đi khắp thế giới, riêng Trung Quốc chiếm 44% sản lượng này. Người nông dân Brazil đang hưởng thụ những thành quả tuyệt vời này vì không chỉ bán được nhiều mà giá cả cũng tăng đến 30%, nếu năm 2017 chỉ là 4,5 USD/kg giờ đã tăng trên 6 USD/kg.
X
Các chuyên gia nông nghiệp Brazil tin rằng trong vòng 10 năm nữa, sản lượng thịt bò nước này sẽ tăng gấp 3-4 lần và khi đó Trung Quốc tràn ngập thịt bò nhập khẩu đến từ Brazil.
Nhưng đổi lại, những cánh rừng Amazon liên tục bị chặt hạ để có mặt bằng cho những trang trại chăn nuôi gia súc khổng lồ. Trong chín tháng đầu năm 2019, nạn phá rừng đã tăng 93% so với năm ngoái.
Nhiều chủ trang trại cho rằng diện tích trang trại mở rộng đến hết mức mới là điều đáng tự hào, còn chuyện phá rừng không đáng để bận tâm. Họ đơn giản nhận thức rằng không thể sản xuất cái gì trong rừng, chỉ cần Trung Quốc chi tiêu mạnh là họ càng phải sản xuất để đáp ứng.
Một sức ép khác đến với rừng Amazon là nằm trong động thái Trung Quốc dù nước này chẳng bao giờ thò bàn tay nào đến đây. Đó là Trung Quốc cũng có ngành chăn nuôi khổng lồ và cái họ cần chính là đậu nành, một loại ngũ cốc để làm thức ăn chăn nuôi.
Trong cuộc chiến trả đũa thương mại với người Mỹ, Trung Quốc đã áp thuế gấp ba lần lên mặt hàng đậu nành, trở nên đắt đỏ với người chăn nuôi. Họ buộc phải chuyển sang mua nguồn từ nước khác, mà Brazil là vị trí hàng đầu, mà riêng năm 2018, Brazil đã cung ứng 75% lượng nhập khẩu đậu nành cho Trung Quốc.
Chẳng hạn, một trang trại tại Santa Guarita đã bán gần như toàn bộ sản lượng đậu nành sản xuất của mình trị giá 5 triệu USD cho Trung Quốc.
Nhưng người Brazil bắt đầu nhìn thấy để đưa đươc đậu nành từ vùng xa xôi đến các cảng lên tàu biển xuất khẩu sang Trung Quốc là một hành trình đắt đỏ. Mất 2,5 ngày để hoàn tất hành trình, riêng tiền vận chuyển đã chiếm đến 30% chi phí sản xuất đậu nành, cao gấp ba lần so với Mỹ. Khi đến mùa thu hoạch, người ta dễ nhìn thấy hàng đoàn dài xe tải kéo dài hàng km đậu chờ lấy hàng.
Vì thế đường sá bị tàn phá nhanh chóng, nhiều cung đường đặc biệt nguy hiểm với người vận chuyển. Để giảm tải đường bộ, chính quyền Brazil đã bắt đầu nắn dòng sông chảy qua Amazon để có hệ thống đường thủy lớn để dễ vận chuyển khối lượng lớn.
Hệ quả là hệ sinh thái của cánh rừng này càng bị xâm phạm nghiêm trọng. Những người dân bản địa sống nhờ vào khu rừng trở nên không hài lòng với các kế hoạch trên. Họ cảm nhận ngay lập tức sự biến đổi này, mà không còn cá để đánh bắt là một ví dụ.
Các nhà bảo vệ môi trường nhìn thấy cảnh Trung Quốc chưa bao giờ quan tâm đến việc chi trả bảo vệ tài nguyên cho đất nước khác. Trong khi chính phủ nhiều nước chỉ thấy sự phấn khích bán được hàng hóa cho Trung Quốc, mà đến một ngày nào đó tài nguyên bị vắt kiệt và để lại những thứ đầy bất lợi cho đất nước Brazil.

Biệt thự "khủng" tàn phá rừng Sóc Sơn thế nào sau kết luận thanh tra?

Theo ghi nhận của PV, hiện những công trình "khủng" xây trên đất rừng ở Sóc Sơn vẫn nằm bất động sau kết luận thanh tra toàn diện của Hà Nội mới đây.

Biet thu
 Sau nhiều ngày chờ đợi, mới đây Thanh tra TP Hà Nội công bố liền lúc 2 kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng tại xã Minh Trí và Minh Phú (huyện Sóc Sơn) trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay và Kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Điểm mặt doanh nghiệp phá hoại hồ nước đẹp nhất Đà Lạt

Hàng chục hạng mục xây dựng nguy cơ phá hoại cảnh quan hồ Tuyền Lâm. Chỉ đến khi báo chí vào cuộc, Phó Thủ tướng chỉ đạo thì Lâm Đồng mới bắt tay xử phạt. Nhưng trách nhiệm cá nhân vẫn đang chờ xử lý.

Nhà ở, quán cà phê làm xong, địa phương mới biết

Tin mới