Trả hồ sơ bổ sung vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán

VKSND tối cao đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm “thao túng thị trường chứng khoán” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

VKSND tối cao vừa có quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung vụ án ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về tội “thao túng thị trường chứng khoán” và tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Xét thấy cần phải điều tra bổ sung để bảo đảm việc truy tố, VKSND tối cao (Vụ 5) ra quyết định số 433/QĐ- VKSTC-V5 trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về tội thao túng thị trường chứng khoán và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tra ho so bo sung vu ong Trinh Van Quyet thao tung chung khoan

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị điều tra hai tội: thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm. Theo kết luận điều tra, ông Trịnh Văn Quyết (SN 1975, cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC) đã chỉ đạo em gái là bà Trịnh Thị Minh Huế (Kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC) cùng những người liên quan thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán để thu lời bất chính hơn 723 tỷ đồng; thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Cụ thể, từ 25/6/2017- 10/1/2022, ông Quyết đã chỉ đạo em gái mượn chứng minh nhân dân của 45 cá nhân, thành lập đứng tên 20 doanh nghiệp để mở 500 tài khoản chứng khoán tại 41 công ty chứng khoán. Trong đó, 141 tài khoản mở tại Công ty CP chứng khoán BOS, 359 tài khoản mở tại các công ty chứng khoán khác.
Để thực hiện việc thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết chỉ đạo bà Trịnh Thị Thúy Nga (Phó TGĐ Công ty CP chứng khoán BOS) cấp hạn mức khống cho nhóm tài khoản của ông Quyết mở tại Công ty BOS, sau đó chỉ đạo cấp dưới điều hành Công ty BOS ban hành Nghị quyết của HĐQT “ủy quyền cho Nga phê duyệt cấp hạn mức khách hàng khống để giao dịch chứng khoán hằng ngày cho 141 tài khoản chứng khoán của nhóm Trịnh Văn Quyết mở tại Công ty CP Chứng khoán BOS”.
Theo đó, tại Công ty BOS, giao bà Nga chỉ đạo người khác thực hiện 1.568 lần cấp hạn mức cho nhóm 79/141 tài khoản do bà Huế quản lý, sử dụng với tổng giá trị hạn mức khống là hơn 170.598 tỷ đồng. Bà Huế đã sử dụng 79/141 tài khoản đặt 15.128 lệnh mua với khối lượng 2.850.120.160 cổ phiếu, tương đương hơn 46.980 tỷ đồng.
Đặt lệnh mua xong, bà Huế tiếp tục hủy lệnh, khớp chéo giữa các tài khoản với nhau, hoặc mua vào với số lượng lớn cổ phiếu cùng một mã cổ phiếu để thực hiện hành vi thao túng. Trong đó, đã khớp lệnh mua 463.375.070 cổ phiếu với tổng giá trị là hơn 11.855 tỷ đồng, thiếu hơn 11.651 tỷ đồng. Sau khi tạo cung cầu giả đối với 5 mã chứng khoán nhóm FLC (AMD, HAI, GAB, ART) và FLC, khi giá cổ phiếu tăng, theo chỉ đạo của ông Quyết, bà Huế bán cổ phiếu ra thị trường, giúp anh trai thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
CQĐT còn làm rõ, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái làm thủ tục nộp tiền vào, rút tiền ra rồi nộp lại… quay vòng nhiều lần để 5 lần tăng khống vốn điều lệ của Công ty CP xây dựng Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng 430 triệu cổ phần. Sau khi nâng khống vốn điều lệ, ông Quyết chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ gửi các cơ quan quản lý nhà nước đề nghị chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký lưu ký, niêm yết cổ phiếu ROS tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và sau đó được chấp thuận.
Từ tháng 9/2016- 3/2022, ông Quyết giao cho em gái sử dụng tài khoản của mình và 40 tài khoản mà bà Huế nhờ người khác đứng tên để thực hiện việc mua, bán cổ phiếu của Công ty CP xây dựng Faros trên sàn chứng khoán. Ông Quyết đã chỉ đạo bà Huế bán 391.155.480 cổ phiếu ban đầu hình thành từ vốn góp khống thu được hơn 4.818 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Theo kết luận điều tra, ban đầu ông Quyết thành khẩn khai báo về việc chỉ đạo bà Huế và đồng phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Nhưng khi CQĐT khởi tố bổ sung về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Quyết thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình và đổ lỗi cho em gái và những người khác.
>>> Xem thêm video: Kết quả điều tra vụ án xảy ra tại FLC: Trịnh Văn Quyết bị đề nghị truy tố

Nguồn: VTV 24.

Công an nói gì về thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị hoãn xuất cảnh?

Một lãnh đạo Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khẳng định chuyện bắt ông Trịnh Văn Quyết là tin thất thiệt.

Ngày 28/3, trước câu hỏi của Zing thực hư thông tin việc ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) bị tạm hoãn xuất cảnh, một lãnh đạo Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an nói: "Không, không có gì cả". Vị lãnh đạo khẳng định thông tin bắt là sai sự thật, nhà chức trách đang xác minh ai là người tung tin đó.

Hàng trăm người tràn ra lòng đường hóng xem vụ bắt ông Trịnh Văn Quyết

Tối 29/3, Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt và khám xét nơi làm việc, hàng trăm người đã có mặt, tràn ra lòng đường, trèo lên dải phân cách hóng xem.

Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet

18h30 tối 29/3, hàng chục cảnh sát cùng nhiều ô tô đã có mặt tại tòa nhà FLC Twin Tower ở địa chỉ 265 Cầu Giấy (Hà Nội) để thực hiện lệnh bắt tạm giam Trịnh Văn Quyết, khám xét nơi làm việc theo quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Ảnh: Tiến Tuấn).

Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-2
 19h tối, ngay sau khi thông tin được các cơ quan báo chí, mạng xã hội đăng tải, hàng trăm người đã có mặt trước trụ sở Tập đoàn FLC để theo dõi vụ việc (Ảnh: Vân Hương). 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-3

Đa số những người tập trung theo dõi vụ bắt giữ, khám xét là người đi đường, người dân sinh sống quanh khu vực tòa nhà. 

Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-4
 Trái ngược với lực lượng Youtuber livestream hùng hậu như tại khu vực phía Nam, tại đây chỉ có lác đác vài người sử dụng điện thoại để quay chụp, chia sẻ lên mạng xã hội.
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-5
 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-6
Một phụ nữ chia sẻ rằng mình có cháu gái đầu tư vào bất động sản và chứng khoán của Tập đoàn FLC, sau khi nghe tin thấy sốt ruột và lo lắng nên đi cùng cháu gái tới trước trụ sở tòa nhà để theo dõi tình hình (Ảnh: Mạnh Quân - Vân Hương). 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-7
Nhiều người điều khiển phương tiện lưu thông qua đoạn đường Cầu Giấy trước cửa tòa nhà tỏ ra hiếu kỳ, di chuyển chậm, dừng đỗ xe giữa lòng đường, hướng mắt vào theo dõi vụ việc. 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-8
 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-9
Lực lượng CSGT phải làm việc liên tục để điều tiết giao thông tránh gây ùn tắc cục bộ ảnh hưởng quá trình khám xét, bắt giữ (Ảnh: Mạnh Quân)  
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-10
 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-11
 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-12
Nhiều người trèo lên các tấm bê tông, thảm cỏ ở dải phân cách giữa hai làn đường Cầu Giấy để "hóng" xem (Ảnh: Mạnh Quân). 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-13
 
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-14

Một số người đang đèo con nhỏ đi đường cũng dừng đỗ xe máy ngay giữa lòng đường để theo dõi, quay video, chụp ảnh (Ảnh: Tiến Tuấn).

Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-15
 Hàng chục xe máy dừng đỗ ở làn đường đối diện gây ùn tắc bị lực lượng chức năng yêu cầu di chuyển, rời đi (Ảnh: Tiến Tuấn).
Hang tram nguoi tran ra long duong hong xem vu bat ong Trinh Van Quyet-Hinh-16
Khoảng 21h30, sau khi một số xe ô tô mang theo nhiều máy tính, tài liệu rời đi, đám đông mới bắt đầu vãn dần (Ảnh: Tiến Tuấn). 

>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Vì Sao Chủ Tịch FLC Trịnh Văn Quyết Bị Khởi Tố, Bắt Tạm Giam? (Nguồn: SKĐS). 

Hành trình bộ đôi Rolls-Royce hơn 70 tỷ của Trịnh Văn Quyết ở Việt Nam

Cặp đôi xe Rolls-Royce hơn 70 tỷ đồng từng thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết có ngoại thất sơn màu đỏ với điểm nhấn là vàng, cả 2 đều là độc phẩm tại Việt Nam, cùng có biên số với đuôi 88.

Hanh trinh bo doi Rolls-Royce hon 70 ty cua Trinh Van Quyet o Viet Nam

Vào tháng 10/2015, đồng loạt các trang báo quốc tế và Việt Nam đều đưa tin về việc hãng xe siêu sang Anh quốc tạo ra 1 chiếc xe siêu sang Rolls-Phantom độc bản mang tên gọi Sacred Fire - Lửa thiêng dành cho 1 đại gia sinh sống ở Việt Nam.

Tin mới