Trái cây của bầu Đức được bán ở Trung Quốc

Báo cáo mới nhất của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về Tập đoàn HAGL cho thấy thị trường tiêu thụ trái cây của tập đoàn này chủ yếu ở Trung Quốc.

Mới đây, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mảng kinh doanh mới của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là trái cây sẽ mang lại nguồn thu lớn trong ngắn hạn. Có thể đây sẽ là con đường duy nhất để Tập đoàn HAGL có thể “lấy ngắn nuôi dài” khi đối diện với áp lực lãi vay khổng lồ.
VCSC cũng đưa ra lý do trồng trái cây của HAGL là vì doanh nghiệp này đang đối mặt với số nợ lớn trong khi dòng tiền yếu do đã đầu tư mạnh vào cao su và cọ dầu. Điều này tạo ra áp lực cho HAGL phải tìm hướng kinh doanh mới mà có thể tận dụng cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẵn có nhưng tạo ra dòng tiền nhanh hơn, trong khi cao su và cọ dầu cần nhiều năm mới có thể thu hoạch. Cây ăn trái hợp với các tiêu chí này, đặc biệt là chanh leo vốn chỉ cần 6 tháng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch.
Trai cay cua bau Duc duoc ban o Trung Quoc
Trái cây đang là mảng được kỳ vọng giải quyết áp lực nợ vay trong ngắn hạn của HAGL. Đồ họa: V.D 
VCSC cho biết thêm hiện sản phẩm đầu ra của HAGL đang được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với thị trường trong nước, HAGL đang làm việc với CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ) để cung cấp trái cây cho chuỗi siêu thị của đơn vị này. Việc hợp tác của HAG và MWG nếu thành hiện thực sẽ có lợi cho cả hai bên.
TGDĐ đã đến thăm vườn cây ăn trái của HAGL để đánh giá lại khả năng hợp tác. Việc hợp tác sẽ giúp tập đoàn của bầu Đức xác lập sự hiện diện ở thị trường trong nước. Trong khi đó, bản thân TGDĐ cũng đang gặp phải thách thức lớn với chuỗi bách hoá về nguồn cung của sản phẩm rau quả với số lượng lớn và ổn định.
Tập đoàn cho biết giá vốn hàng bán đối với chanh leo là 12.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi giá bán trung bình vào khoảng 20.000 đồng/kg. Như vậy, biên lợi nhuận gộp vào khoảng 35-40%. Dù chưa có cấu trúc chi phí của các loại trái khác, HAGL kỳ vọng biên lợi nhuận sẽ xấp xỉ hoặc thậm chí cao hơn so với cao su.
HAGL lý giải biên lợi nhuận từ trái cây cao, đầu tiên là nhờ quy mô lớn, cho phép doanh nghiệp bỏ qua nhiều khâu trung gian và bán trực tiếp cho các nhà phân phối lớn cũng như các chợ đầu mối ở Trung Quốc.
Tiếp đó là giá bán cao hơn so với giá của nông dân trong nước nhờ khả năng cung cấp sản lượng lớn, ổn định, chất lượng đồng đều, nguồn gốc rõ ràng (đến từ cùng 1 nhà sản xuất thay vì thu gom từ nhiều nông dân). Khoảng cách cũng như thời gian mang sản phẩm đến thị trường ngắn, cho phép vận chuyển hiệu quả hơn và bảo quản trái cây tốt hơn.
Về việc lựa chọn thị trường xuất khẩu Trung Quốc, VCSC cho biết vị trí các vườn cây HAGL nằm gần Trung Quốc cùng việc tiêu thụ trái cây tại đất nước này đang tăng tốt nhờ tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, Lào, và Campuchia có thể trồng các loại trái cây mà Trung Quốc không có thế mạnh.
Trong năm nay, HAGL đã trồng 18.686 ha cây ăn trái, tập trung vào trái cây nhiệt đới. Trong đó có 17 loại cây ăn trái, nổi bật là xoài (3.983 ha), thanh long (2.988 ha), chuối (2.826 ha) và chanh leo (1.483 ha).
Về mặt phân bổ địa lý, vườn trái cây của HAGL được trồng tại Việt Nam (2.111 ha), Lào (8.731ha) và Campuchia (7.845 ha). HAGL dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ tăng tổng diện tích cây ăn trái lên 20.800 ha.
Công ty cho biết việc trồng nhiều loại trái cây khác nhau sẽ giúp giảm rủi ro liên quan đến sự thay đổi về nhu cầu của thị trường cũng như bệnh dịch.

Đọ độ khủng "trại lợn" của bầu Đức và bầu Long

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam với doanh số 6 tỷ USD đang là “mảnh đất màu mỡ” mà cả bầu Đức và bầu Long cùng bước vào khai thác.

Những lão nông nghìn tỷ này đều đã đặt bút vẽ những nét sơ khai lên bức tranh về “trang trại trong mơ”, cỗ máy kiếm tiền mới đầy tiềm năng của mình.

Ba tháng, nợ công ty bầu Đức tăng thêm 1.500 tỷ đồng

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) -  một công ty bầu Đức vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2016 với các khoản nợ tăng thêm hơn 1.500 tỷ đồng.

Cụ thể, tính đến ngày 31/3/2016, nợ phải trả của HNG - một công ty bầu Đức tăng lên 18.780 tỷ đồng, tăng 1.559 tỷ đồng so với mức 17.221 tỷ đồng cuối năm 2015. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng thêm hơn 850 tỷ đồng lên 7.888 và dài hạn tăng gần 700 tỷ đồng lên 10.891 tỷ đồng.

Tin mới