Trái Đất đang “chết dần chết mòn” vì máy đào tiền ảo?

Việc đào tiền ảo đã trực tiếp hay gián tiếp thải ra môi trường lượng khí thải CO2 tương đương 5 nhà máy năng lượng sử dụng công nghệ lò đốt than. 

Trái Đất đang “chết dần chết mòn” vì máy đào tiền ảo?
Các nhà khoa học tại Trường Đại học Hawaii (Mỹ) vừa công bố một kết quả nghiên cứu gây "sốc" liên quan tới việc đào tiền ảo và số phận của Trái Đất. Theo đó, các nhà khoa học ước tính việc đào tiền ảo đã trực tiếp hay gián tiếp thải ra môi trường khoảng 69 triệu tấn khí CO2, tương đương lượng khí thải của 15 nhà máy năng lượng sử dụng công nghệ lò đốt than.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn cảnh báo, việc đào tiền ảo có thể trở thành nhân tố làm Trái Đất ấm lên thêm 20C trong vòng 16 đến 22 năm tới nếu tiền ảo được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân của dự báo này không khó hiểu, bởi các máy tính đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn để xử lý các thuật toán liên quan tới tiền ảo và tất nhiên là sẽ sinh nhiệt, đồng thời khiến khí thải tăng lên.
Trai Dat dang “chet dan chet mon” vi may dao tien ao?
Máy đào tiền ảo đòi hỏi nguồn năng lượng điện rất lớn. 
Các con số nói trên vẫn chỉ đang là nghiên cứu độc lập của Đại học Hawaii. Để xác định rõ hơn tác động của tiền ảo, máy đào tiền ảo,... tới Trái Đất thì cần có những nghiên cứu rộng hơn và xem xét ở nhiều khía cạnh toàn diện hơn. Song đó chính là những con số rất đáng tham khảo để cho thấy một mặt nào đó sự tác động của công nghệ tới hành tinh xanh.
Từ năm 1990 đến nay, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu đã nóng lên 40% do hiệu ứng khí nhà kính. Trong đó, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến năm 2016 thì con số này đã chiếm 2,5%. Sự gia tăng dân số, phá rừng, công nghiệp hóa và sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch,... được cho là những nguyên nhân chính góp phần gây ra những hậu quả nói trên.
Erik Solheim, người đứng đầu Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc nói: "Những con số này không biết nói dối. Chúng ta vẫn đang thải khí thải quá nhiều, và điều này cần phải được giải quyết. Trong vài năm gần đây, chúng ta đã sử dụng nhiều năng lượng tái tạo nhưng bây giờ, chúng ta phải tăng gấp đôi, gấp ba nỗ lực ấy".
"Chúng ta có rất nhiều giải pháp để giải quyết thách thức này. Trước mắt, những gì chúng ta cần làm là ý chí chính trị trên toàn cầu và phải cảm nhận được sự sốt sắng thật sự", Erik Solheim nói thêm.
Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo, cần phải nhanh chóng cắt giảm CO2 và các khí nhà kính khác để tránh "sự gia tăng nhiệt độ đến mức nguy hiểm" mà có thể sẽ vượt giới hạn đã đề ra tới năm 2100. "Các thế hệ tương lai sẽ kế thừa một hành tinh khắc nghiệt hơn nhiều", Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nói.
Trước đó, Tổ chức Thời tiết của Liên Hiệp Quốc từng phát đi cảnh báo về việc nồng độ CO2 trong khí quyển có tốc độ tăng kỷ lục trong năm 2016 - cao nhất trong 800.000 năm qua. Cụ thể, nồng độ CO2 trong khí quyển trung bình năm 2016 là 403,3 phần triệu (ppm), tăng so với mức 400 ppm của năm 2015.
Lần cuối cùng Trái Đất có nồng độ CO2 tương đương mức "đỉnh" của năm 2016 là cách đây khoảng 3 - 5 triệu năm, khi nhiệt độ ấm hơn 2 - 30C và mực nước biển cao hơn hiện nay 10 - 20m. Chỉ tính trong 70 năm qua, tỉ lệ tăng CO2 trong khí quyển đã cao gấp gần 100 lần so với thời kỳ cuối cùng của kỷ nguyên băng hà, WMO cho biết.

Sốc: Hơn 11 lượng vàng mới mua nổi 1 đồng Bitcoin

Tiền ảo Bitcoin lại gây sốc khi giá liên tiếp tăng nhanh với tốc độ kinh hoàng. Tính đến 8 giờ sáng nay, giá một đồng Bitcoin ở quanh ngưỡng 18.180 USD.

Sốc: Hơn 11 lượng vàng mới mua nổi 1 đồng Bitcoin
Tính đến 8 giờ sáng nay 8/12, giá một đồng Bitcoin đang ở quanh ngưỡng 18.180 USD, tức là phải bỏ ra hơn 11 lượng vàng tương đương với khoảng 420 triệu đồng mới đủ để sở hữu 1 đồng tiền kỹ thuật số này.

Nhận diện đối thủ đáng gờm của Bitcoin năm 2018

Bên cạnh đồng tiền ảo đang lên này cũng có những đồng tiền khác ở nhiều mức độ cạnh tranh khác nhau, có thể là đối thủ đáng gờm của Bitcoin trong năm 2018.

Nhận diện đối thủ đáng gờm của Bitcoin năm 2018
Dựa vào “sức nóng”, mục đích sử dụng và sự tăng giá nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, trang MarketWatch đã chọn ra 7 “đối thủ” đáng gờm của đồng Bitcoin trong năm 2018.

Dốc tài sản chơi tiền ảo, NĐT Việt nháo nhào vì những lần sàn sập

(Kiến Thức) - Mỗi lần sàn giao dịch tiền ảo thế giới đóng cửa hoặc tạm dừng giao dịch, những nhà đầu tư Việt trót dốc tiền "chơi" tiền ảo lại hoang mang cực độ về số phận hàng trăm triệu đồng tiền vốn của mình nguy cơ mất trắng...

Dốc tài sản chơi tiền ảo, NĐT Việt nháo nhào vì những lần sàn sập

Mới đây nhất, sàn tiền ảo nổi tiếng Bitconnect bất ngờ đăng thông báo ngừng hoạt động giao dịch vay tiền ảo sau khi nhận được 2 lệnh đình chỉ từ Uỷ Ban Chứng khoán Texas và North Carolina.

Từ mức giá 430 USD/bitcoinnect chỉ trong vài ngày qua đồng tiền này đã bốc hơn tới 95% giá trị và hiện chỉ quanh mức 25 USD/bitcoinnect. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là đáy bởi bitcoinnect vẫn đang tiếp tục giảm giá. Những ngày qua trang web của Bitconnect cũng liên tiếp chịu các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS.

Sự kiện này đã lập tức tác động lớn đến một bộ phận nhà đầu tư Việt Nam. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể nhưng ở Việt Nam lượng người tham gia đầu tư vào sàn Bitconnect là rất lớn. Bằng chứng là các group Facebook thảo luận về Bitconnect có tới hàng chục nghìn thành viên tham gia.

Tâm lý chung chung của các thành viên trong cộng đồng Bitconnect này đều hoang mang. Hiện nhiều nhà đầu tư Việt đang tìm cách bán tháo phần tài khoản đang có hoặc chuyển sang các sàn giao dịch khác vẫn đang hoạt động để gỡ vốn, nhưng việc giao dịch vào lúc này là rất khó khăn. Có những người đã đưa vào hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng và nguy cơ phải chấp nhận chịu mất phần lớn số tiền này.

Ảnh minh họa: Internet.
 Ảnh minh họa: Internet.
Mời quý độc giả xem video "Đừng vội mừng “đào tiền” bitcoin dù Việt Nam sắp công nhận". Nguồn: ANTV:

Đây không phải là lần đầu tiên nhà đầu tư Việt lo lắng khi sàn giao dịch tiền ảo trên thế giới bị sập hay trục trặc.  Ngày 19/12/2017, Yapian - công ty sở hữu sàn giao dịch tiền ảo Youbit của Hàn Quốc đã phải đệ đơn xin phá sản sau khi bị hacker tấn công và lấy đi 17% giá trị tài sản bằng tiền ảo.

Đồng thời, họ cũng gửi lời xin lỗi tới khách hàng và thông báo cho các nhà đầu tư có thể rút khoảng 75% tài sản của mình trên sàn giao dịch tiền ảo này cho đến khi quy trình phá sản hoàn tất. Hiện vẫn chưa biết số tiền cụ thể bị mất là bao nhiêu, nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng, con số này lên tới hàng chục triệu USD.

Đáng nói, vào tháng 4/2017, sàn giao dịch tiền ảo này cũng từng bị mất 4.000 Bitcoin sau khi bị các hacker “viếng thăm”. Theo tờ Ib Times, tổng số tiền mà YouBit bị mất sau 2 lần bị tin tặc lấy cắp lên tới con số 73 triệu USD.

Thông tin này cũng khiến không ít người chơi bitcoin ở Việt Nam lo lắng cho tài sản của mình còn kẹt lại trên sàn. 

Trước đó, vào ngày 25/7/2017, sau thông báo dài chỉ 2 dòng về sự cố bảo trì bất thường, sàn giao dịch tiền ảo lâu đời BTC-E đã chính thức đóng cửa. Sự xuất hiện của một ví Bitcoin với giao dịch lên đến 66.000 BTC, tương đương 165 triệu USD nghi ngờ bị hack, đã gây hoang mang cực độ cho giới đầu tư tiền ảo tại Việt Nam.

Một ngày sau thông báo (26/7), Alexander Vinnik - một quản trị viên quan trọng của sàn giao dịch tiền ảo BTC-e bị cảnh sát Hy Lạp bắt vì tình nghi tội rửa tiền với số tiền lên đến 4 tỷ USD.

Điều này đã khiến giới đầu tư Bitcoin trên khắp thế giới vô cùng hoang mang khi hàng "núi tiền" đang bị giữ tại đây mà không có cách nào xử lý được. Không chỉ thế giới, tại Việt Nam cũng có tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn người "không ăn không ngủ" khi sàn giao dịch BTC-e bị đóng cửa.

Chia sẻ về khoản tiền bị kẹt trên sàn giao dịch BTC-e của nhiều trader người Việt. Ảnh: Báo Giao thông.
Chia sẻ về khoản tiền bị kẹt trên sàn giao dịch BTC-e của nhiều trader người Việt. Ảnh: Báo Giao thông. 

Trên thế giới, "số phận" các sàn giao dịch tiền ảo rất bấp bênh. Tháng 8/2016, số Bitcoin trị giá 77 triệu USD trên sàn Bitfinex (có trụ sở tại HongKong) đã bị đánh cắp, khiến tài khoản của khách hàng sụt giảm 36%.

Cách vụ việc này gần 2 năm về trước (1/2015), sàn giao dịch khá nổi tiếng là Bitstamp, tuyên bố đã bị hack 19.000 USD trị giá khoảng 5 triệu USD.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tài chính Bitcoin phải kể đến sự sụp đổ của Mt. Gox - sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu thế giới thời kỳ 2014.

Đến đầu 2014, Mt. Gox thông báo 850.000 Bitcoin trên đây đã biến mất, có thể do tin tặc tấn công. Thời điểm đó, số tiền bị đánh cắp tương đương 450 triệu USD, còn theo tỷ giá mới thì lên đến 14 tỷ USD.

Những sự cố trên có thể coi là lời cảnh báo cho các nhà đầu tư Việt khi mạo hiểm dốc tiền vào những đồng tiền ảo.

Tin mới