Trái Đất sẽ bị hủy diệt vào tuần tới?

(Kiến Thức) - Một tiểu hành tinh khổng lồ sẽ tiến đến hủy diệt Trái đất vào tuần tới, nhà truyền giáo Pat Robertson cho biết.

“Đừng lên kế hoạch gì lâu dài, bởi vì tuần tới Trái đất sẽ bị hủy diệt bởi một tiểu hành tinh khổng lồ” là dự đoán ảm đạm được nhà truyền giáo cao cấp của đạo Tin Lành ở Mỹ, Pat Robertson, thông báo trên chương trình truyền hình cá nhân của ông này.

Pat Robertson nói rằng Chúa Giêsu đã tiên báo đại họa này cho mình và kêu gọi các tín đồ mua cuốn sách "The End of the Age" (sự kết thúc của thời đại) do mình viết để tìm hiểu thêm.

Tiểu hành tinh có hủy diệt Trái đất?
 Tiểu hành tinh có hủy diệt Trái đất?
Pat Robertson nói: “Tôi đã viết một cuốn sách, nội dung là về một tiểu hành tinh va vào Trái đất. Đó cũng là nội dung lời tiên tri của Chúa Giêsu gửi đến con người, các vùng biển sẽ nổi sóng, bầu trời tối đen, Mặt trăng và Mặt trời không có ánh sáng…”.

Tại một cuộc họp tại Bảo tàng Museum of Flight ở Seattle tuần trước, ba phi hành gia gồm Tiến sĩ Ed Lu, phi hành gia Tom Jones và phi hành gia Bill Anders đã trình bày dữ liệu chứng minh các quy luật tấn công khó tin của các tiểu hành tinh. Dữ liệu cho thấy kể từ năm 2000 có tổng cộng 26 vụ nổ tương đương vụ nổ hạt nhân đã xảy ra trên Trái đất là kết quả tác động của tiểu hành tinh. Năng lượng bùng nổ của các vụ nổ dao động trong khoảng 1-600 kiloton. Một trong những vụ nổ đáng chú ý nhất là cuộc tấn công thiên thạch ở Chelyabinsk, Nga vào năm 2013 làm bị thương hơn 1.200 người.

Tuy nhiên, trái với lời tuyên bố của nhà truyền giáo, các nhà thiên văn không có động tĩnh gì, không có bất kỳ cảnh báo hủy diệt thế giới nào được thông tin, giới khoa học vẫn tin rằng Trái đất không thể bị tấn công bởi các tiểu hành tinh.

10 phát hiện gây sốc nhất trong không gian

(Kiến Thức) - Hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời, bong bóng khí tại Milky Way, hành tinh Theia, bức tường Vĩ đại Sloan… là những phát hiện vĩ đại.

Hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh Kepler-37b được xác nhận là hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời cho đến nay. Nó có kích thước nhỏ hơn Sao Thủy, nằm trong cùng so với 2 hành tinh "chị" là Kepler-37c và Kepler-37d có kích thước nhỉnh hơn một chút. Cả 3 hành tinh này cùng quay quanh một ngôi sao màu vàng giống Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 210 năm ánh sáng.
Hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời. Hành tinh Kepler-37b được xác nhận là hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ Mặt trời cho đến nay. Nó có kích thước nhỏ hơn Sao Thủy, nằm trong cùng so với 2 hành tinh "chị" là Kepler-37c và Kepler-37d có kích thước nhỉnh hơn một chút. Cả 3 hành tinh này cùng quay quanh một ngôi sao màu vàng giống Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 210 năm ánh sáng. 

Mặt trăng bị tiểu hành tinh hành hạ ra sao?

(Kiến Thức) - Video là lời lý giải chân thực nhất về những tác động kinh hoàng khi một tiểu hành tinh khổng lồ va vào Mặt trăng.

Thông qua quan sát quá trình va chạm của tiểu hành tinh khổng lồ tới Mặt trăng, chúng ta có thể nắm rõ hơn về các va chạm diễn ra trong hệ Mặt trời. Bề mặt Mặt trăng đầy các hố trũng, là kết quả do đá vũ trụ va chạm vào. Các khối đá vũ trụ đó hầu hết đều là các mảnh vỡ từ sao chổi và các hành tinh nhỏ. Các khối đá va chạm vào bề mặt Mặt trăng với tốc độ cực nhanh, mạnh (khoảng 10 ngàn dặm mỗi giờ). Các khối đá càng lớn thì tác động của va chạm càng khốc liệt.
Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.
 Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.
Các hố trũng trên bề mặt Mặt trăng đều hình thành do tác động va chạm mạnh, nhưng không giống như Trái đất, bề mặt Mặt trăng không có lớp khí quyển bảo vệ nên ngay cả khi các khối đá nhỏ va chạm phải thì nó cũng tạo nên các hố trũng nhỏ. Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện “một quầng sáng sáng nhất và kéo dài nhất” có thể thấy được ngay cả từ Trái đất do va chạm ở trên vùng Mare Nubium của Mặt trăng. Vụ va chạm để lại quầng sáng với độ sáng tương đương như sao Bắc Đẩu và ánh sáng sau vụ va chạm kéo dài tám giây. Các nhà khoa học tin rằng vụ va chạm đã tạo nên hố khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa, với đường kính vào khoảng 40m. Di chuyển với tốc độ hơn 61.000 km/h, thiên thạch này đã va vào vùng Mare Nubium của Mặt trăng với lực tương đương 15 tấn thuốc nổ TNT.

Theo các nhà nghiên cứu, những hình ảnh va chạm từ Mặt trăng này có thể giúp ích khoa học để phân tích tác động của nó lên Trái đất, và tác động của va chạm nếu xuất hiện trên Trái đất có thể lớn hơn so với những nghiên cứu trước đó.

Tin mới