Trái đời vợ lười, chồng khen...

Chồng hỏi, ti vi có gì không em, chị hài hước trả lời “có bụi”, anh cũng chẳng ngạc nhiên. Bởi vì bụi phủ không riêng gì cái ti vi…

Trái đời vợ lười, chồng khen...

Bạn bè thân chị hay trêu rằng, hai vợ chồng đúng là trời sinh một đôi. Chị thường đáp lại bằng nụ cười mãn nguyện… 

Ai cũng bảo số chị sướng. Anh cương quyết ra riêng với lý do ở chung gò bó, phức tạp lắm, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Sống thì phải thoải mái, muốn làm thì làm, ăn gì thì ăn, chứ phải giờ giấc khuôn khổ thì còn gì là...chất lượng.

Quả là người chồng lý tưởng. Chị kể thêm, anh dễ tính lắm, ăn gì cũng được, nấu dở cũng chả sao, mà tiệc tùng bên ngoài lại càng thích. Đi làm về, vợ nấu gói mì anh cũng vui vẻ, mà than mệt nhờ đi mua thức ăn cho cả nhà, anh không chút phàn nàn. Lượn vô Facebook chung của anh chị, thường xuyên thấy “show” cảnh hàng quán tấp nập ngon lành. Chị ngày càng mũm mĩm. Anh thì phục phịch bụng bia dù tuổi còn khá trẻ. Hỏi sao không rủ nhau đi chơi thể thao cho khỏe đẹp, thì câu trả lời một lượt của anh chị sẽ là “làm biếng lắm!”.

 

Thế nhưng, cậu con trai của anh chị lại thuộc dạng khó nuôi, “mình dây” èo uột. Thằng bé cứ thấy mẹ mở hộp cháo dinh dưỡng ra là đã lắc đầu quầy quậy. Có người góp ý rằng, ăn hoài những thứ ấy, hỏi sao không ngán ngẩm. Chị phân bua, có mình thằng nhóc ăn, chẳng lẽ lại phải bày biện nấu nướng. Nhà người ta hai đứa mới siêng vậy, chứ mình thì… Anh cũng ủng hộ quan điểm của vợ, vì sợ chị mà vô bếp sẽ… sai vặt chồng con, oải lắm!

Khách đến nhà loay hoay chẳng biết ngồi đâu. Quần áo, giày vớ vương vãi đầy bàn ghế, chẳng rõ cái nào sạch hay dơ. Vào bếp, vài cái chén mốc meo trong bồn rửa, gián bò tung tăng trong chạn. Chị hồn nhiên rằng, gom nhiều nhiều rồi xử lý một lần luôn cho tiện, chứ có nhiêu đó, mắc công… Một bữa, chồng chị hỏi, ti vi có gì không em, thì chị hài hước trả lời “có bụi”, anh cũng chẳng ngạc nhiên. Bởi vì bụi phủ không chỉ riêng gì cái ti vi…

Nhà chồng có đám tiệc gì, chị xung phong đi… mua heo sữa, vịt quay, đồ chế biến sẵn mang về góp phần. Cần biết chỗ nào ăn ngon hay rẻ, đặc sản gì săn ở đâu, đặt khách sạn hay mua vé tàu xe đi chơi, thì chỉ cần hỏi chị là có thông tin ngay. Cô đồng nghiệp thân thiết của chị tuyên bố, không được “dòm ngó” ngày phép của em đâu đấy nhé. Chị cười phá lên bảo, lo gì, hết phép thì chị nghỉ không ăn lương. Công việc là chuyện cả đời, hà cớ gì phải ép xác cho khổ sở vậy… Có “sự kiện” này là bởi, mới chưa hết quý II mà chị đã nướng gần hết phép năm cho những dịp du lịch, thăm thú chỗ này chỗ nọ.

Chị hỏi chồng, anh có thấy em mập hay xấu không, mà mấy đứa bạn cứ khuyến cáo cẩn thận kẻo chồng chán? Anh chồng bảo, khéo lo, có chồng con rồi, còn sợ ế đâu mà phải giữ dáng! Nghe vậy, chị càng vô tư nạp năng lượng “thả ga”. Nhiều người trầm trồ khen chị trẻ lâu, tính vô lo, ít giận hờn nên người cứ phơi phới.

Vậy mà mới đây chị đi làm với đôi mắt thâm quầng. Chẳng cần ai gạn hỏi, chị thiệt tình khai ngay: bị mất ngủ và mới khóc một trận tưng bừng. Lão chồng tự dưng giở chứng, tuyên bố chẳng muốn về nhà nữa, vì… dơ bẩn quá, cơm hàng cháo chợ hoài cũng phải biết ngán chứ, vợ gì vừa vụng vừa lười thế này, ai mà chịu nổi!

Có mấy tiếng cười buột ra xen cả tiếng thở dài. Người từng trải hơn thì bảo, chẳng bất ngờ mấy đâu, may mà anh chồng còn mở miệng chê trách, chứ nó âm thầm cơm dẻo canh ngọt ở nơi khác còn mệt hơn nữa. Chị nghe hết, không bỏ sót lời nào. Nhưng hình như chẳng còn sức để vui buồn, giận trách, chị quầy quả chạy xe về phía chợ với mỗi suy nghĩ, mua mớ tôm thịt về nấu cháo cho thằng cu con tối nay...

Tuyệt chiêu giúp “cải tạo” chồng lười

Chuyện chồng phó thác việc nhà cho vợ không phải là hiếm. Nhưng làm sao để cải tạo chồng lười là một câu hỏi lớn.

Tuyệt chiêu giúp “cải tạo” chồng lười

“Em đi vắng chưa đầy hai ngày mà bố con anh để bát đũa, xoong nồi, quần áo chất đống trong nhà tắm, bốc mùi lên. Tháng sau em đi công tác 1 tuần chắc mọi thứ ngập ra tận ngõ...”.

“Mấy việc vặt đó là của phụ nữ, anh làm sao được. Thế nên bố con anh không muốn em vắng nhà dù chỉ một lúc”.

Đó là mẩu đối thoại của vợ chồng Vân sau 2 ngày chị có việc phải về quê gấp. Trên thực tế không ít gia đình giống hoàn cảnh của Vân.

Vô số nguyên nhân

Vợ chồng Vân (Long Thành, Đồng Nai) đều là công chức nhà nước, làm việc cùng cơ quan. Chồng chị là một cán bộ năng nổ, nhiệt tình, năm nào cũng được cấp trên biểu dương, khen ngợi. Dường như anh trở thành mẫu người lý tưởng khiến nhiều đồng nghiệp tỏ ra ghen tị với Vân vì có được một ông chồng giỏi giang, chịu khó. Thế nhưng chị chẳng hề vui bởi “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Khiếp vì chồng đảm

Lấy được tấm chồng biết yêu thương, lo lắng cho gia đình là mơ ước của biết bao nhiêu người phụ nữ. Nhưng em gái tôi thì quá khiếp đảm...

Khiếp vì chồng đảm

Lâu nay lấy được tấm chồng biết yêu thương, lo lắng cho gia đình luôn là mơ ước của biết bao nhiêu người phụ nữ. Nhưng với em gái tôi thì quá khiếp mức độ đảm đang của chồng nó.

Vợ nói, đàn ông trụ cột là phải...

Vợ nói làm chồng là phải cáng đáng hết trong ngoài, không được hạch hỏi tiền nong của vợ. Tôi “ngậm bồ hòn”, đóng tròn vai người chồng hoàn hảo.

Vợ nói, đàn ông trụ cột là phải...

Trước giờ tôi vẫn luôn quan niệm, đàn ông là phải gánh vác việc nặng nhọc, là trụ cột để vợ con nương tựa. Không chỉ “cày cuốc” kiếm tiền, tôi luôn gánh phần “việc nặng” như dắt xe, đưa đón con mỗi ngày, thậm chí lau nhà… tôi cũng làm để vợ đỡ cực.

Vợ tôi xem những việc ấy đương nhiên là phần của chồng. Hôm nào tôi mệt mỏi hay kẹt “độ” với bạn, nhờ vợ đi rước con, vợ bảo: “Ra đường khói bụi muốn chết, anh làm sao thì làm”. Có hôm tôi về muộn, nàng dựng xe trước nhà chờ chồng. Vợ tôi đã từng bị mất một chiếc gắn máy cũng vì lý do “dắt xe là nhiệm vụ của chồng”.

Tin mới