Trần Thái Tông: Nỗi oan tình “chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao“

Nếu xét trên các sự kiện lịch sử một cách khô khan thì Trần Thái Tông có vẻ phụ bạc Lý Chiêu Hoàng 2 lần.

Theo Tuyển tập Nguyễn Tường Phượng (Nhà xuất bản Văn học, 1996), ở Bắc Ninh vẫn còn câu ca dao: "Trách người quân tử bạc tình/Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao" và dân gian thì đồn rằng đó là lời trách của Lý Chiêu Hoàng đối với người chồng là Trần Thái Tông. Cho đến giờ, vẫn có nhiều người nghĩ rằng Trần Thái Tông phụ bạc Lý Chiêu Hoàng. Nếu xét trên các sự kiện lịch sử một cách khô khan thì Trần Thái Tông có vẻ phụ bạc Lý Chiêu Hoàng 2 lần.

Tran Thai Tong: Noi oan tinh “choi hoa roi lai be canh ban rao“

Hình minh họa vua Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng.

Lần phụ bạc thứ nhất với tư cách vua mới với vua cũ, tư cách người chồng đối xử với người vợ sau hơn 10 năm chung sống. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng là người ra chiếu truyền ngôi cho Trần Cảnh: "Từ xưa nước Nam Việt ta đã có đế vương trị thiên hạ. Duy triều Lý ta vâng chịu mệnh trời, có cả bốn biển, các tiên thánh truyền nối hơn hai trăm năm, chỉ vì thượng hoàng có bệnh, không người nối dõi, thế nước nghiêng nguy, sai trẫm nhận minh chiếu, cố gượng lên ngôi, từ xưa đến giờ chưa từng có việc ấy. Khốn nổi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề? Trẫm dậy sớm thức khuya, chỉ sợ không cáng đáng nổi, vẫn nghĩ tìm người hiền lương quân tử để cùng giúp chính trị, đêm ngày khẩn khoản đến thế là cùng cực rồi, Kinh thi có nói "Quân tử tìm bạn, tìm mãi không được, thức ngủ không nguôi, lâu thay lâu thay". Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thể cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông cũng không hơn được. Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thỏa lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình. Vậy bố cáo thiên hạ để mọi người điều biết".

Cho dù khi đó Lý Chiêu Hoàng chỉ là cô bé 8 tuổi và phải truyền ngôi theo áp lực từ mẹ Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ thì trên danh nghĩa Chiêu Hoàng vẫn cứ là người giúp Trần Thái Tông lên ngôi một cách chính danh. Ngay sau khi lên ngôi, Trần Thái Tông phong Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh hoàng hậu thì việc đó coi như hợp đạo. Nhưng đến 1337, Trần Thái Tông đã hạ chiếu giáng Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh công chúa để lấy chỗ chính cung cho chị ruột của Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa.

Có thể nói nếu nhìn theo lăng kính hiện đại, một người phụ nữ mất hết sản nghiệp vào tay chồng rồi bị chồng ruồng bỏ để đi lấy chính người chị của mình thì nỗi đau chồng chất. Thời điểm đó, Chiêu Hoàng mới chỉ trải qua 4 năm sau khi mất đứa con đầu lòng.

Tuy nhiên, khó có thể trách Thái Tông ở thời điểm đó. Theo như phân tích ở kỳ trước, mọi vở kịch đều do Trần Thủ Độ - Trần Thị Dung dàn dựng và ngay cả Trần Thái Tông, Thuận Thiên công chúa và cả chính Chiêu Hoàng cũng chỉ là những con rối. Vua Thái Tông khi ấy mới 19 tuổi đã thể hiện thái độ phẫn uất bằng việc bỏ cung để định đi tu. Vua Thái Tông phản kháng có thể vì không đồng ý với việc ép lấy chị dâu (kiêm chị vợ và kiêm em họ), hoặc cũng có thể vì không muốn bỏ Lý Chiêu Hoàng. Nhưng dù thế nào thì vua Thái Tông cũng không chủ định trong việc phế Chiêu Hoàng. Chính sử gia nhà Nguyễn cũng phải nhận xét: "Nhưng bấy giờ Thái Tông hãy còn thơ ấu, mà Thủ Độ là người rất ngoan cố, phàm việc gì cũng do hắn chỉ sử, Thái Tông không theo cũng không được. Thế mà sử thần (trước thời Nguyễn) cứ chỉ trích riêng Thái Tông, như thế chưa phải là lời phê công bằng".

Nhưng câu ca dao nêu ở đầu bài chê trách Trần Thái Tông không phải chỉ chuyện phụ bạc bỏ vợ mà còn vụ phụ bạc lần 2: "bán rao vợ cũ". Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Tháng giêng, mùa xuân (1258). Đem Hoàng hậu cũ là Lý Thị gả cho Ngự sử Đại phu Lê Phụ Trần. Quân Mông Cổ đã rút lui, trăm họ lại yên nghiệp làm ăn như trước, sáng ngày mồng một tết, nhà vua ngự triều ở chính điện, định công đánh giặc để ban thưởng, phong cho Lê Phụ Trần chức Ngự sử đại phu, lại gả Chiêu Thánh công chúa cho. Nhà vua bảo Lê Phụ Trần rằng: "Nếu trẫm không có nhà ngươi giúp sức, thì làm gì được có ngày nay, nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này".

Việc vua đem vợ cũ gả cho bầy tôi quả thực là hiếm có trong lịch sử nhưng vua Trần Thái Tông đã làm và bị sử gia thời sau chê bai. Nhưng chúng tôi cho rằng chê bai như thế không thỏa đáng mà nên nhìn góc độ nhân văn của sự việc.

Thời điểm 1258, chính cung là Thuận Thiên công chúa tuy đã mất nhưng lão thần Trần Thủ Độ vẫn còn và có lẽ bản thân Trần Thái Tông khi ấy cũng ý thức được mối lo nếu Chiêu Hoàng có cơ hội trở thành thái hậu. Quan trọng hơn, đến 1258 thì Trần Thái Tông đã có quyết định dứt khoát việc nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông để trở thành Thái thượng hoàng và có nhiều thời gian nghiên cứu Phật học. Và khi đã muốn nghiên cứu Phật học thì đâu còn màng chuyện tình xưa được nữa.

Cần lưu ý rằng thời điểm Trần Thái Tông nhường ngôi chỉ 2 tháng sau khi gả Lý Chiêu hoàng cho Lê Phụ Trần. Có thể tin rằng Trần Thái Tông trước khi rời ngôi vua đã đưa ra quyết định để vợ cũ có nơi yên ấm. Lê Phụ Trần cũng là bậc danh tướng được trọng vọng khi đó chứ không phải hạng tầm thường gì. Trần Thái Tông cảm khái Lê Phụ Trần vì theo sử chép vào cuối 1257, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai đã chiếm lấy được nước Đại Lý, liền kéo quân xâm phạm đến địa phận sông Thao nước ta. Nhà vua làm tướng ra đốc chiến, tự đi dẫn đầu xông vào mũi tên hòn đạn; quan quân cứ dần dần rút lui. Nhà vua ngoảnh trông hai bên, chỉ thấy có Lê Phụ Trần một mình cưỡi ngựa ra vào trong trận giặc, nhan sắc bình tĩnh như thường. Bấy giờ có người khuyên nhà vua đóng quân ở đấy để chỉ huy việc đánh giặc. Lê Phụ Trần can rằng: "Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế, thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh nốt tiếng bạc mà thôi. Tôi tưởng hãy nên lánh đi, không nên khinh thường mà nghe người ta được". Nhà vua nghe lời, lui quân đóng ở sông Phú Lương, Phụ Trần đi sau cùng để vén quân. Lúc ấy quân Mông Cổ đuổi gấp, bắn tứ tung, Phụ Trần lấy cái sạp thuyền che đỡ cho nhà vua được thoát nạn.

Nếu để ban ơn thì theo thông lệ thời đó có thể ban hôn cho một công chúa hay quận chúa con một vị vương khác chẳng hạn. Việc ban hôn cho Lê Phụ Trần với Lý Chiêu Hoàng khi ấy đã gần 40 tuổi dường như để giúp Lý Chiêu Hoàng có một tấm chồng anh hùng nhiều hơn. Lê Phụ Trần có vẻ hơi "thiệt thòi" trong lần ban thưởng này.

Cuộc sống hôn nhân của Lê Phụ Trần và Lý Chiêu Hoàng sau đó cũng rất hạnh phúc. Chính vì vậy, sau khi kết hôn, Lý Chiêu Hoàng sinh cho Lê Phụ Trần 2 người con là Thượng vị hầu Lê Tông và Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Lý Chiêu Hoàng sống với Lê Phụ Trần đến 20 năm nữa thì mới qua đời vào năm 1278 (Trần Thái Tông mất trước đó 1 năm).

Sau 10 năm chung sống với Trần Thái Tông rồi phải sống trong cô quạnh suốt 20 năm thì Lý Chiêu Hoàng cuối đời đã có được mái ấm gia đình thật sự. Có thể thấy vua Trần Thái Tông đã bất chấp thế gian dị nghị chê trách để giúp cho Lý Chiêu Hoàng được 20 năm được hưởng cuộc sống đáng mơ ước thay vì tiếp tục cô quạnh một mình trong phần cuối cuộc đời. Do vậy, nếu trách Trần Thái Tông bằng câu ca dao: "Trách người quân tử bạc tình/Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao" thì thật nhầm to.

Dù chỉ là sự việc nhỏ nhặt nhưng chúng ta có thể nhìn vào đó để thấy tấm lòng cao cả của vua Trần Thái Tông. Hành động đó vượt qua khuôn phép cứng nhắc kiểu phong kiến mà rất thoáng, rất hiện đại và trên hết là rất nhân văn.

Lạ kỳ hai vua Trần chữa khỏi bệnh nhờ giấc mộng lạ

(Kiến Thức) - Thông thường giai thoại về các vị đế vương luôn có yếu tố huyền ảo lạ kỳ, và câu chuyện về hai cha con vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông cùng được danh sư chữa bệnh qua giấc mộng là một trong số các giai thoại như vậy.

Vị sư xứ Thanh và chuyện “nhập mộng liệu bệnh”

Vì sao con cháu nhà Trần xưa thường mang tên các loài cá?

Trong buổi đầu, con cháu nhà Trần đều được đặt theo tên các loài cá như: Trần Lý (cá chép), Trần Thừa (cá Dưa), Trần Liễu (cá Leo), Trần Thị Dung (cá Ngừ)… 

Vi sao con chau nha Tran xua thuong mang ten cac loai ca?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quê hương của nhà Trần ở tỉnh Nam Định, về sau mới chuyển sang sinh sống ở Long Hưng, Thái Bình.
Vi sao con chau nha Tran xua thuong mang ten cac loai ca?-Hinh-2
 Nhà Trần chính thức bắt đầu khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh năm 1225 và kết thúc khi bị Hồ Quý Ly truất ngôi năm 1400. Tổng cộng nhà Trần trị vì nước ta 175 năm.

Tin mới